Ngày 3/6, Trung Quốc cáo buộc Philippines tìm cách phủ nhận "chủ quyền" của nước này ở Biển Đông bằng cách mô tả Ba Bình như một bãi đá ngầm chứ không phải là một hòn đảo trong hồ sơ kiện lên toà trọng tài.
Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Ngày 3/6, Trung Quốc cáo buộc Philippines tìm cách phủ nhận "chủ quyền" của nước này ở Biển Đông bằng cách mô tả Ba Bình như một bãi đá ngầm chứ không phải là một hòn đảo trong hồ sơ kiện lên toà trọng tài.
Cáo buộc được đưa ra trong bối cảnh Đối thoại an ninh Shangri-La, bắt đầu diễn ra từ ngày 3-5.6 tại Singapore, cho thấy sự mâu thuẫn sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc trước thời điểm Toà trọng tài thường trực ở The Hague ra phán quyết vụ Philippines kiện bản đồ "lưỡi bò" của Trung Quốc.
Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, nói rằng những tranh chấp như vậy cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Trong hồ sơ vụ kiện, Philippines thách thức tính hợp pháp những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Một trong số những luận cứ Philippines đưa ra là không có đảo đá nào ở quần đảo Trường Sa, trong đó có Ba Bình, về mặt pháp lý có thể được coi là hòn đảo có thể duy trì sự sống của con người. Điều đó có nghĩa là nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
"Việc Philippines nỗ lực xác định Ba Bình là bãi đá ngầm cho thấy mục tiêu của vụ kiện này là cố tình phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và các quyền liên quan đối với quần đảo Trường Sa" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh trắng trợn nói.
"Đây là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và hoàn toàn không thể chấp nhận được" - bà Hoa nói trong tuyên bố đăng tải trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo người phát ngôn, ngư dân Trung Quốc có lịch sử sống trên đảo Ba Bình quanh năm, đánh bắt cá, đào giếng, trồng cây và xây nhà, tất cả các bằng chứng cho thấy nó là một hòn đảo có khả năng duy trì sự sống của con người và hoạt động kinh tế" - bà Hoa nói.
Ba Bình là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị lực lượng Đài Loan chiếm đóng phi pháp từ năm 1946. Năm ngoái, Đài Loan hoàn thành việc nâng cấp cảng biển trị giá 100 triệu USD ở Ba Bình, nơi lực lượng này đã xây dựng trái phép một đường băng, một bệnh viện và trạm cung cấp nước ngọt.
Trung Quốc, coi Đài Loan là một tỉnh, dường như phớt lờ việc xây dựng ở Ba Bình. Các chiến lược gia quân sự cho rằng, nguyên nhân là vì Ba Bình sẽ do Trung Quốc kiểm soát nếu Bắc Kinh dùng vũ lực với Đài Bắc.
Hồi tháng 5, Đài Loan kêu gọi toà trọng tài quốc tế không đưa ra phán quyết về tình trạng pháp lý của đảo Ba Bình, nếu như các thẩm phán không có chuyến thăm để tận mắt chứng kiến đảo này có khả năng duy trì sự sống.
Từ đầu năm đến nay, chính quyền Đài Loan đã tổ chức một số chuyến đi trái phép đến đảo Ba Bình, đồng thời loan báo ý định xây trung tâm nghiên cứu quốc tế ở Biển Đông, bao gồm đài quan sát trên đảo Ba Bình.
Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng việc Đài Loan đưa người ra đảo Ba Bình là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những việc làm này của phía Đài Loan không thể thay đổi được sự thực là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo LĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin