Dấu ấn Quốc hội khóa XIII

03:03, 22/03/2016

Ngày 22/3, tại hội trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Điểm nổi bật nhất của nhiệm kỳ là ban hành Hiến pháp và các dự án luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng, cụ thể các quy định mới của Hiến pháp.

Ngày 22/3, tại hội trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Điểm nổi bật nhất của nhiệm kỳ là ban hành Hiến pháp và các dự án luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng, cụ thể các quy định mới của Hiến pháp.

Quốc hội khóa XIII đã để lại nhiều dấu ấn trong công tác lập hiến, lập pháp.
Quốc hội khóa XIII đã để lại nhiều dấu ấn trong công tác lập hiến, lập pháp.

* Hoàn thành trọng trách xây dựng Hiến pháp

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, lập hiến, lập pháp là nhiệm vụ trọng tâm, nặng nề của Quốc hội khóa XIII. Quốc hội đã tập trung, nỗ lực thực hiện tốt chức năng này và đạt được kết quả nổi bật, hết sức quan trọng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành trọng trách xây dựng và thông qua bản Hiến pháp 2013. Thể hiện rõ quy định Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, phục vụ Nhân dân.

Có thể khẳng định, Hiến pháp tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước; thể hiện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Khẳng định và thể hiện rõ, đầy đủ hơn quyền làm chủ của nhân dân; bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với việc thông qua Hiến pháp mới, Quốc hội khóa XIII đã ban hành một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật lớn nhất từ trước đến nay với 107 dự án luật. Đặc biệt, ngay sau khi được thông qua, Quốc hội đã khẩn trương triển khai thực hiện đưa Hiến pháp vào cuộc sống.

Quốc hội cũng đã tập trung thực hiện một khối lượng công việc lập pháp rất lớn, xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hầu hết các bộ luật lớn, các đạo luật quan trọng, cơ bản hoàn thành hệ thống pháp lý về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường, luật pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền tự do dân chủ của Nhân dân.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng quyết định việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 sát thực tiễn hơn; tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể  đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tạo chuyển biến tích cực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.  

* Giám sát tối cao nhiều hoạt động của Nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biều tại hội trường Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biều tại hội trường Quốc hội.

Cùng với hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội đã tiến hành nhiều nội dung giám sát quan trọng, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô đến các vấn đề dân sinh bức xúc. 

Thông qua giám sát, nhiều hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành của các ngành, các cấp được phát hiện; nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan nghiêm túc thực hiện, tạo chuyển biến tích cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này hoạt động chất vấn của Quốc hội tiếp tục được đổi mới về chiều sâu, chú trọng về chất lượng, tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tính dân chủ, công khai, tính tranh luận, đối thoại tăng lên rõ rệt qua từng kỳ họp.

Điểm mới của nhiệm kỳ khóa XIII là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.

Có thể khẳng định chất vấn là hình thức giám sát hiệu quả nhất trong hoạt động giám sát của Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhiều tầng lớp nhân dân, luôn thúc đẩy đại biểu Quốc hội lắng nghe, trăn trở với các vấn đề bức xúc, nổi cộm của đời sống  xã hội.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cũng đã đánh dấu một dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thúc đẩy những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, tạo chuyển biến rõ rệt trong trong một số ngành, lĩnh vực. Các hoạt động, giám sát, chất vấn ... được tổ chức công khai, minh bạch, đưa Quốc hội đến gần với dân hơn.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trải qua nhiệm kỳ 5 năm, sự thành công của Quốc hội khóa XIII là quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, hiểu dân, lắng nghe dân, phục vụ dân là yêu cầu hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội.

Gắn bó chặt chẽ, mật thiết, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân góp phần tạo ra sức mạnh cho Quốc hội, bảo đảm để Quốc hội bám sát sự vận động của đời sống kinh tế - xã hội, có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, sát thực tiễn, hợp lòng dân.

Quốc hội phải xem xét, quyết định kịp thời những bức xúc của người dân

* Đại biểu Nguyễn Thái Học (tỉnh Phú Yên): Mỗi một đại biểu là đại diện cho ý chí và nguyên vọng của dân, vì thế khi mà cuộc sống đặt ra những khó khăn, vướng mắc, những bức xúc của người dân thì ngay lập tức bản thân đại biểu Quốc hội đó phải nắm được thông tin, biết được tình hình và kịp thời phản ánh đến Quốc hội. Đây là nhiệm vụ rất thường xuyên của mỗi đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng là từ những ý kiến của cử tri, của nhân dân trước những vấn đề đặt ra của cuộc sống bản thân Quốc hội phải xem xét, quyết định như thế nào cho kịp thời và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

* Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tỉnh Vĩnh Long):

Nhiệm kỳ qua, khi tiến hành xây dựng các dự án luật, Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đều tổ chức hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến của nhân dân. Chính vì thế khi các dự án luật được thông qua phù hợp với thực tế cuộc sống, thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

THANH TÂM (ghi) 

Bài, ảnh: THANH TÂM

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh