Tư tưởng “lấy dân làm gốc” là tư tưởng lớn thể hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” là tư tưởng lớn thể hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học, Bác khẳng định cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.
Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận của nhân dân. Người đã đưa ra mệnh đề như một chân lý đã được khẳng định “dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Người thường nói ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Mục đích chính trong cuộc đời làm cách mạng của Bác là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Cốt lõi lớn nhất trong tư tưởng của Người là đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, đấu tranh giành lấy và bảo vệ quyền làm người. Bác đã đặt vấn đề lãnh đạo một nước mà để cho nước mình lạc hậu, người dân bị thiệt thòi trong việc hưởng hạnh phúc là mất dân chủ. Dân là gốc thì dân phải là chủ và dân phải làm chủ.
Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Bác luôn lúc nào cũng đề cao dân chủ.
Dân chủ là vốn quý báu nhất của nhân dân. Thực hành tốt dân chủ sẽ là chìa khóa vạn năng có thể mở được hướng đi cho tất cả mọi khó khăn. Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Người xem đây là nhiệm vụ cơ bản của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Trong tư tưởng lấy dân làm gốc, Người đề cao vai trò của Đảng, khẳng định Đảng Cộng sản là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng Cách mệnh.
Nhân dân muốn làm cách mạng phải có Đảng dẫn đường. Bởi vậy, đại đoàn kết cần có Đảng lãnh đạo. Nhân dân thừa nhận Đảng Cộng sản Việt
Ngoài chỉ thị, nghị quyết, Đảng còn lãnh đạo bằng chính sự thuyết phục và nêu gương. Đảng phải thể hiện trước hết là sự đoàn kết, nhất trí, bảo đảm tính dân chủ, thống nhất tư tưởng, chấp hành nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Người chỉ ra phương thức chủ yếu của công tác vận động quần chúng. Đó là phải làm sao cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Muốn làm việc gì thì trước hết phải tìm cách giải thích cho mọi người dân hiểu rõ. Việc đó lợi ích như thế nào?
Nhiệm vụ của người dân ra sao? Nếu việc đó đúng thì họ sẽ đồng lòng hăng hái làm cho kỳ được. Trong quá trình thực hiện, phải theo dõi, giúp đỡ đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thực hiện xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
Theo Người, muốn thực hiện tốt công tác dân vận thì trước hết cán bộ đảng viên phải tự mình làm gương cho quần chúng. Việc nêu gương sẽ có sức thuyết phục to lớn. Đó cũng chính là thể hiện phương châm của Đảng “nói đi đôi với làm”.
Đồng thời, bên cạnh đó phải gần gũi với quần chúng, kiên trì giải thích cho quần chúng hiểu rõ đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Người chỉ rõ, muốn thật sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng thế nào, mới biết nguyện vọng của họ ra sao?
Có như vậy thì những chủ trương của Đảng đưa ra sẽ hợp lòng dân, đáp ứng được nguyện vọng nhân dân, họ sẽ tích cực tham gia và chủ trương đó sẽ giành thắng lợi to lớn.
Bác đã đi xa, tư tưởng vĩ đại của Người “lấy dân làm gốc” sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân với mục tiêu tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
LƯU THÀNH CÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin