Nên giữ tên gọi: Chứng minh nhân dân

06:09, 05/09/2014

Ngày 4/9/2014, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân để trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

Ngày 4/9/2014, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân để trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản bao gồm 5 chương và 80 điều, quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản. Dự thảo Luật Căn cước công dân gồm 7 chương, 42 điều quy định về căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực cho 2 dự thảo luật.
 
Đối với dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản, các đóng góp tập trung ở điều 7 về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản;

ở Điều 24, các đại biểu thống nhất phương án 2, trong mọi trường hợp bên bán không được thu quá 70% giá trị hợp đồng mua bán khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng và không được thu quá 95% giá trị hợp đồng khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

ở Điều 19, Chính phủ phải hướng dẫn thực hiện giao dịch bất động sản và nhiều ý kiến xoay quanh việc bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán, trong hợp đồng bán nhà phải ghi rõ thời gian bảo hành. Về dự thảo Luật Căn cước công dân, các ý kiến cho rằng nên giữ nguyên tên gọi chứng minh nhân dân, chỉ cấp thẻ căn cước công dân từ đủ 14 tuổi trở lên;

với các mục thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thu thập công dân, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; số định danh cá nhân 12 số là quá dài và cần làm rõ hơn trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước khi bị mất…

HẢI YẾN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh