Nhân ngày truyền thống ngành tuyên giáo, trong khuôn khổ bài viết này, xin ghi nhận vai trò tham mưu, chủ công của Ban Tuyên giáo tỉnh nhà trong việc “kéo gần hơn” khoảng cách giữa đất liền và biển đảo trong nhận thức, suy nghĩ, trong từng nhịp đập của trái tim nơi đất liền để giờ đây mỗi chúng ta có thể hạnh phúc, vui sướng mà nói với nhau rằng “biển đảo đã về gần với quê
Công tác tuyên giáo đã góp phần đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nên sự nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.
Nhân ngày truyền thống ngành tuyên giáo, trong khuôn khổ bài viết này, xin ghi nhận vai trò tham mưu, chủ công của Ban Tuyên giáo tỉnh nhà trong việc “kéo gần hơn” khoảng cách giữa đất liền và biển đảo trong nhận thức, suy nghĩ, trong từng nhịp đập của trái tim nơi đất liền để giờ đây mỗi chúng ta có thể hạnh phúc, vui sướng mà nói với nhau rằng “biển đảo đã về gần với quê hương Vĩnh Long rồi đó!”
Lãnh đạo Nhà máy X55- Quân chủng Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ký kết tuyên truyền biển đảo.
Nỗ lực
Là tỉnh không rừng, không biển nên khi nói đến việc tuyên truyền biển, đảo là điều không phải dễ! Ngay khi Nghị quyết của Trung ương về “Chiến lược biển Việt
Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12 “Về việc đẩy mạnh tuyên truyền biển, đảo Việt Nam” trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo ngành tuyên giáo làm vai trò nòng cốt và chủ lực trong việc thực hiện tuyên truyền biển, đảo theo tinh thần: “Đưa biển, đảo về với đất liền Vĩnh Long và Vĩnh Long gắn bó với biển, đảo của Tổ quốc”.
Chuyến công tác đầu tiên của Đoàn cán bộ Vĩnh Long tại Trường Sa năm 2008 mãi mãi là kỷ niệm khó quên của 11 thành viên trong đoàn.
Chuyến thăm không chỉ để động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ hải quân đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi đảo xa mà còn giúp mọi người hiểu sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhất là “những người trong cuộc” có thêm nguồn tư liệu quý giá, sống động, góp phần tích cực, hiệu quả đối với công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Không gì bằng “tai nghe, mắt thấy”, sau đó, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy- Nguyễn Tuấn Kiệt xin chủ trương thành lập đoàn gồm trưởng ban tuyên giáo các huyện- thành, cấp ủy phụ trách công tác tuyên giáo của các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan báo, đài trong tỉnh đi thăm và làm việc với Vùng E, Vùng D- Hải quân…
Trên cơ sở kết quả các chuyến thăm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng đề cương có kèm hình ảnh minh họa làm tài liệu tuyên truyền và chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Công tác tuyên truyền biển, đảo được tổ chức rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu. Các binh chủng tuyên truyền tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của mình, bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú tác động tích cực đến đối tượng được tuyên truyền, góp phần không nhỏ vào kết quả chung trong công tác tuyên truyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2013 đến nay, Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh tổ chức 5 cuộc triển lãm tranh, ảnh về chủ đề biển đảo Việt Nam với hàng trăm tác phẩm, thu hút hàng ngàn lượt người xem.
Đài Phát thanh- Truyền hình Vĩnh Long đưa trên 617 tin, 35 phóng sự, 129 bài trên sóng truyền hình và phát thanh với nội dung phản ánh về tình hình biển, đảo và biên giới quốc gia, đời sống, sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân và nhân dân trên các vùng biển, đảo, ven biển, vùng biên giới.
Báo Vĩnh Long đăng trên 500 tin, bài, ảnh tuyên truyền về biển, đảo và biên giới quốc gia trên cả báo in lẫn Trang thông tin điện tử (Vinhlong online).
Phóng viên THVL tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh: GIA KHÁNH
Cây bàng vuông bén rễ đất liền
Năm 2009, trong thời gian tàu Hải quân HQ996- con tàu đã chở đoàn công tác đi Trường Sa được đưa về bảo dưỡng tại Nhà máy X55, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động tổ chức những cuộc gặp gỡ giao lưu giữa chiến sĩ, cán bộ tàu HQ996 và tỉnh Vĩnh Long.
Tại cuộc gặp này, các đồng chí trong Ban Tuyên giáo đề xuất ý kiến xin một số cây bàng vuông về trồng tại Vĩnh Long.
Thế là sau khi ra Trường Sa, anh em tàu HQ996 đã chiết từ cây mẹ trên đảo Sinh Tồn Đông được 5 nhánh bàng vuông để gửi tặng. Cũng trong thời gian này, Vùng E Hải quân đã gửi tặng 20 cây bàng vuông. Và số cây này đều được giao cho Công ty TNHH MTV Công trình công cộng chăm sóc.
Cây bàng vuông Trường Sa được trồng ở Công viên Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân.
Khi đã có cây bàng vuông, thì ý tưởng “đưa biển đảo về gần hơn với quê hương Vĩnh Long” càng được thể hiện mạnh mẽ hơn.
Ban Tuyên giáo đã tham mưu Thường trực Tỉnh ủy xúc tiến lễ trồng các cây này. Thật vui, thật ý nghĩa và cũng rất trang trọng khi ngày trồng cây có mặt các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Cơ quan thường trực Bộ Chỉ huy Vùng E Hải quân tại Cần Thơ, Đảng ủy Nhà máy X55, Chi bộ tàu Hải quân Trường Sa…
2 cây bàng vuông có nguồn gốc từ đảo Sinh Tồn (Trường Sa) đã được chọn trồng tại Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng ở xã Long Phước (Long Hồ) và Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm).
Sau đó những cây bàng vuông còn lại cũng được trồng trên khắp các huyện- thành và những khu di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Vĩnh Long như: Văn Thánh Miếu, Công viên Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Công viên Quảng trường TP Vĩnh Long, Trường PTTH Trần Đại Nghĩa (Tam Bình),…
Hơn 3 năm rồi, giờ đây, những cây bàng vuông đã bám rễ xanh tươi trên vùng đất mới. Đó cũng chính là những tình cảm chân thành, sâu nặng mà Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Long dành cho biển, đảo thân thương.
QUANG CHIẾN- DUY UYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin