Sáng nay (5/6), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) tại Hội trường. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật trên.
Sáng nay (5/6), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) tại Hội trường. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật trên.
Sau 7 năm thực thi, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) có 5 chương, 76 điều; giảm 6 chương, 10 điều so với Luật năm 2005.
Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thể chế hoá kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đặc biệt đề cao mục tiêu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hiện công khai minh bạch bảo đảm sự kiểm tra giám sát của nhà nước và xã hội.
Điểm nổi bật trong Dự thảo là việc bổ sung các biện pháp thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng tài sản, vốn, tài nguyên, các cơ chế phát hiện lãng phí, trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí, nhất là tăng cường tính công khai trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.
Dự thảo Luật cũng làm rõ hơn quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bổ sung trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức năng và trước công luận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp và liên đới.
THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin