Thỏa thuận sửa đổi lần 4 về thăm dò dầu khí chung Việt-Trung là sự tiếp nối các thỏa thuận thăm dò dầu khí từ năm 2006 tới nay. Nội dung chính là mở rộng Khu vực Xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2, bao gồm 2 phần tương đương nhau từ mỗi bên và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò chung đến hết năm 2016.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Thỏa thuận sửa đổi lần 4 về thăm dò dầu khí chung Việt-Trung là sự tiếp nối các thỏa thuận thăm dò dầu khí từ năm 2006 tới nay. Nội dung chính là mở rộng Khu vực Xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2, bao gồm 2 phần tương đương nhau từ mỗi bên và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò chung đến hết năm 2016.
Trả lời phỏng vấn của TTXVN, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam nhận định: Đây là thỏa thuận hợp tác thuần túy về kinh tế, không có gì ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ.
Sau hội đàm chiều 19/6, hai nguyên thủ hai nước Việt
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, chiều 20/6, tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Chủ tịch Quốc hội) Trương Đức Giang.
Tại buổi hội kiến giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam sang thăm Trung Quốc; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng Thủ tướng Lý Khắc Cường được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; đồng thời chuyển lời thăm hỏi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Việt Nam tới Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi các định hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị thông qua việc thúc đẩy hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa hai bên ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương và đoàn thể quần chúng hai nước.
Hai bên thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, đưa hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước sang giai đoạn mới, hiệu quả và bền vững hơn, không ngừng làm phong phú thêm nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hai bên nhất trí phối hợp thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016,” thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối hai nước, trước mắt tập trung vào các dự án lớn như dự án kết nối đường bộ Bằng Tường-Hà Nội-Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Lào Cai-Hải Phòng.
Hai bên cũng nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng cân bằng, lành mạnh, bền vững, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, phấn đấu hoàn thành sớm trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc như xem xét, ký kết các hợp đồng dài hạn cấp chính phủ đối với một số sản phẩm thiết yếu mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, nhất là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông, lâm, thủy, hải sản...
Việt Nam hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nhất là những dự án đầu tư lớn với công nghệ hiện đại tiên tiến.
Hai bên nhấn mạnh các bộ, ngành hữu quan của hai nước cần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác, ký mới hoặc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận đã có để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc mở rộng quy mô hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí duy trì tiếp xúc, đối thoại, xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, luật pháp quốc tế và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, đồng thời đề nghị các bộ, ngành hai bên sớm triển khai Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng mời Thủ tướng Lý Khắc Cường sớm thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã vui vẻ nhận lời sang thăm Việt
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội kiến Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Chủ tịch Quốc hội) Trương Đức Giang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng đồng chí Trương Đức Giang được tín nhiệm bầu giữ chức Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khoá 12; chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến đồng chí Trương Đức Giang.
Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng chuyến thăm sẽ tạo động lực mới để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Đồng chí Trương Đức Giang vui mừng nhận thấy những năm qua, giao lưu hợp tác giữa Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội hai nước đã đạt nhiều thành quả đáng khích lệ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước.
Hai bên nhất trí trong thời gian tới Quốc hội hai nước tiếp tục thúc đẩy duy trì tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn thăm làm việc giữa các ủy ban của Quốc hội Việt Nam và Trung Quốc; tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác lập pháp; thực hiện giám sát, đôn đốc và thúc đẩy Chính phủ hai nước tích cực triển khai các thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước, nhất là Chương trình hành động về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.
Hai nước cần phát huy hơn nữa các cơ chế hợp tác song phương sẵn có, thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, bền vững; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác đầu tư, đồng thời tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác để thúc đẩy mở rộng quy mô hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Hai bên đánh giá cao vai trò của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt-Trung và Nhóm nghị sĩ hữu nghị Trung-Việt trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước. Hai bên mong muốn tăng cường phối hợp giữa Quốc hội hai nước trong khuôn khổ các tổ chức Nghị viện khu vực và quốc tế; phối hợp trong việc bảo đảm hiệu lực và tính thực thi cao của các điều ước quốc tế hai bên cùng tham gia.
Hai bên nhất trí lãnh đạo hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mới nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng mời đồng chí Trương Đức Giang sớm sang thăm chính thức Việt
Cũng trong ngày 20/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn Việt
Theo các chuyên gia, nhờ nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội tổ chức Thế vận hội Olympic năm 2008, kinh tế-xã hội của thủ đô Bắc Kinh đã phát triển nhanh, nhiều vấn đề trong quá trình phát triển được giải quyết, mở ra không gian mới và điều kiện mới cho phát triển lâu dài.
Trung tâm Quy hoạch đô thị thủ đô Bắc Kinh ngoài chức năng hành chính tham gia quy hoạch đô thị còn là địa chỉ du lịch thu hút 3 triệu lượt khách và khoảng 90 đoàn lãnh đạo của các nước tới thăm quan.
Tiếp đó, tại nhà khách Điếu Ngư Đài ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Trung Hưng (ZTE) và Lãnh đạo Công ty Công trình Thiết bị máy Trung Quốc (CMEC).
Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 20/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hai bên cũng thảo luận các biện pháp tăng cường giao lưu giữa Bộ Ngoại giao hai nước trong thời gian tới cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Cùng ngày, lãnh đạo các Bộ Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải nước ta cũng có các cuộc gặp với các vị lãnh đạo đồng cấp Trung Quốc./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin