Chánh đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật dựng bia chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

06:06, 08/06/2013

Chính sử triều Nguyễn như “Đại Nam thực lục chính biên”,“Quốc triều chính biên toát yếu”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” cùng Châu bản đều khi rất rõ, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Phạm Hữu Nhật đã đưa binh thuyền đi “xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa”…

Chính sử triều Nguyễn như “Đại Nam thực lục chính biên”,“Quốc triều chính biên toát yếu”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” cùng Châu bản đều khi rất rõ, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Phạm Hữu Nhật đã đưa binh thuyền đi “xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa”…

Hiện nay, trong phả hệ tại nhà thờ thứ phái, do ông Phạm Văn Đoàn, Trưởng phái Nhì Tập: “Phạm tộc thế thứ phổ hệ tiểu tôn biệt ký” còn ghi:

“Thủy tổ tộc Phạm (Văn) tại xã An Vĩnh tên là Phạm Văn Tuệ, là thế hệ thứ tư của ông thủy tổ Phạm Văn Nghiêm ở tại làng An Vĩnh, nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, gốc ở Cao Bằng (Bắc Bộ), là một trong 6 vị tiên hiền của các tộc họ Phạm (Văn), Phạm (Quang), Võ (Xuân), Võ (Văn) tộc họ Lê và Nguyễn ra khai chiếm phía Tây phần đất Cù lao Ré, đặt tên phường An Vĩnh (nay là xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vào năm Hoàng Định thứ 13 (năm 1609).

Mộ chiêu hồn Chánh đội Phạm Hữu Nhật ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Phan Văn.

 

Thủy tổ tộc Phạm (Văn) ở Cù lao Ré cùng bà Bùi Thị Toại sinh hạ thế hệ thứ hai gồm các ông bà: Phạm Văn Sỏi, Phạm Văn Kết… và bà Phạm Tiên Điều (bà Roi).

Con cụ Phạm Văn Kết, tức Trùm Ký và bà Nguyễn Thị Khiết sinh hạ được 11 người con gồm 7 trai, 4 gái. Cụ trưởng là Phạm Văn Nhiên cùng bà Dương Thị Lãng sinh hạ được 5 người con gồm 1 nam, 4 nữ. Cụ Phạm Hữu Nhật, theo văn tế húy là Phạm Văn Triều, là thế hệ thứ 4 của thủy tổ tộc Phạm (Văn).

Ngay từ khi còn trẻ, ông Phạm Hữu Nhật đã cùng ngư dân trong làng gia nhập đội Hoàng Sa. Sách “Đại Nam thực lục” (Chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 165) chép rằng, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), bộ Công tâu vua cứ hằng năm thì cử người ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và được vua phê chuẩn.

Cũng trong năm này, khi nhận được tấu của bộ Công tâu về việc cử thủy quân, chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật vãng thám Hoàng Sa, vua Minh Mạng châu cải: "Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thụ ngay, giao cho tên ấy (Phạm Hữu Nhật) nhận biên". “Đại Nam thực lục” (Chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 6) còn cho biết, nhà vua "sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo mười cái bài gỗ dựng làm dấu mốc.

Mội bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: "Minh Mạng thập thất niên Bính Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chí thử lưu chí đẳng tự" (tờ 25b) (dịch nghĩa: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).

Sự kiện này là một trong những bằng chứng không thể chối cãi về sự chiếm hữu thật sự của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Sau khi đến Hoàng Sa, đội của ông Phạm Hữu Nhật đã dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật ở từng điểm đảo. Mỗi lần ra Hoàng Sa, Phạm Hữu Nhật dẫn đầu từ năm đến sáu chiếc thuyền với khoảng mười người trên mỗi thuyền.

Năm 1854, chánh đội Phạm Hữu Nhật mất tích trên biển. Sau đó, gia đình và họ tộc đã an táng ông bằng một nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt (tức mộ gió) tại thôn Đông, làng An Vĩnh, bên cạnh ngôi mộ của cụ thủy tổ họ Phạm Văn, một trong sáu vị tiền hiền khai cư làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.

Từ đó về sau, các thế hệ luôn ghi nhớ công trạng của Phạm Hữu Nhật. Cụ thể, linh vị “Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị” của ông luôn hiện diện trong các miếu thờ lính Hoàng Sa cũng như tại Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra vào ngày 20 tháng 2 âm lịch hằng năm.

Ngày 28 tháng 3 năm 2005, tộc họ Phạm (Văn) ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã dựng bia cho Chánh đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật. Tên của ông được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo QĐND Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh