Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Tiếp công dân và Dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

07:05, 31/05/2013

Đây là nội dung mà Quốc hội tổ chức thảo luận tổ trong chiều nay (31/5/2013). Tổ 11 gồm 4 tỉnh: Vĩnh Long, Bắc Giang, Long An và Bình Định đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo.


ĐB Lưu Thành Công kiến nghị, tùy theo tỷ trọng sản xuất mà bố trí cán bộ cho phù hợp, chứ không nên quy định 1 cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Đây là nội dung mà Quốc hội tổ chức thảo luận tổ trong chiều nay (31/5/2013). Tổ 11 gồm 4 tỉnh: Vĩnh Long, Bắc Giang, Long An và Bình Định đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Về Dự án Luật Tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội (ĐB) tập trung thảo luận các vấn đề, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân ở cấp bộ, cấp sở, cấp xã; tiếp công dân của Quốc hội, HĐND các cấp, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân,… và điều kiện bảo đảm hoạt động tiếp công dân.

Các ĐB có ý kiến xoay quanh Điều 8 các quy định còn trùng lắp, đề nghị Ban soạn thảo làm gọn lại. Điều 13, ĐB đề nghị nên có quy định người tiếp công dân cần có kỹ năng giao tiếp với công dân.

Đồng thời, cần quy định rõ quy trình, trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan có trách nhiệm trong việc tiếp công dân, gắn với việc giải quyết vụ việc.  Khi tiếp công dân phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp không trả lời ngay được thì phải thông báo rõ thời gian giải quyết và trả lời cho công dân.

Đồng thời, Dự thảo Luật Tiếp công dân không nên quy định trách nhiệm tiếp công dân của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, của đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản của Nhà nước. Bởi vì các tổ chức, đơn vị này không trực tiếp tham gia quản lý nhà nước.

Riêng Dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, ĐB thảo luận quy định tại Điều 7 về hệ thống cơ quan; Điều 19 trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thẩm quyền công bố dịch tại Điều 17; …

Các ĐB tán thành việc ban hành luật là rất cần thiết, rất quan trọng trong an toàn sản xuất, an toàn nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm,… cần nhanh chóng hoàn thiện để sớm ban hành luật. 

ĐB Nguyễn Văn Thanh (Vĩnh Long) đề nghị ở Điều 73 cần quy định các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi, tiêu hủy, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và việc xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm.

Tin, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh