![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1054922_A29-a-38.jpg)
Hôm nay (30/5/2013), tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ dành cả ngày để thảo luận tại hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
![]() |
Hôm nay (30/5/2013), tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ dành cả ngày để thảo luận tại hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Đây là nội dung thảo luận quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả thúc đẩy sản xuất, khơi thông thị trường trong nước, đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thấp hơn năm 2012; giải quyết những vấn đề tồn tại về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông, việc kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng…
Phóng viên Báo Vĩnh Long ghi lại những ý kiến đóng góp của đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, đại biểu đơn vị tỉnh Vĩnh Long) xoay quanh vấn đề trên.
Qua báo cáo của Chính phủ, từ mục tiêu tổng quát cho đến mục tiêu tổng thể, trong báo cáo nêu là có 11 chỉ tiêu đạt, 4 chỉ tiêu không đạt của năm 2012. Nhưng chỉ tiêu không đạt là những mục tiêu hết sức quan trọng, nên nhìn chung tình hình kinh tế, xã hội nước ta gặp rất nhiều khó khăn.
Nói chung, toàn bộ hệ thống Chính phủ, Đảng, Quốc hội đã rất cố gắng “lèo lái” để tiến lên trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới khó khăn, các nền kinh tế lớn rất khó đứng dậy được. Đó là một sự cố gắng lớn của chúng ta.
Các vấn đề xã hội: chúng ta đã cố gắng không để xảy ra những sự cố lớn, cơ bản chúng ta đã giữ được yên ổn, nhìn chung đại bộ phận xã hội, tầng lớp nhân dân rất ổn định.
Chúng ta vẫn giữ vững được quốc phòng an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia, biển đảo; chiến lược, thế trận phòng thủ được củng cố. Về an ninh: cuộc đấu tranh hay trên các phương diện đấu tranh chống sự phá hoại, tội phạm, tệ nạn- chúng ta đã giữ được an ninh quốc gia, toàn xã hội.
Lĩnh vực văn hóa, có những kết quả nhất định, có thêm nhiều công trình văn hóa, các di tích được bảo tồn, giữ gìn, nhất là văn hóa truyền thống, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, yêu thương nhau trong điều kiện khó khăn.
Quan hệ của Việt
Cho nên, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội,… chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước và xây dựng chính quyền: ở nhiều địa phương, các cơ quan do khó khăn về kinh tế, chính quyền gặp khó khăn trong đầu tư, thiếu vốn thiếu kinh phí, nên nhiều vấn đề kinh tế xã hội giải quyết không đạt yêu cầu.
Đặc biệt là vấn đề xã hội, có những nơi chính quyền địa phương gặp bế tắc. Như vấn đề môi trường ở ngay trong Thủ đô Hà Nội, hàng trăm hộ dân trong khu tập thể không có nước sạch sử dụng,… Tôi nghĩ đó là do chính quyền cơ sở thiếu trách nhiệm.
Theo báo cáo về tình hình tệ nạn tham nhũng gia tăng. Chúng ta đã có những giải pháp ở tầng vĩ mô, nhưng khi đi đến chính quyền địa phương, cơ sở thì sự kiểm soát đó không được, hiệu quả kém. Đặc biệt, có rất nhiều hiện tượng xảy ra trắng trợn, lộ rõ như ban ngày.
Hầu như rất nhiều loại như: người đi xe rơi xuống hố, lấn chiếm đất để xây dựng, lấn chiếm vỉa hè,…nhưng chính quyền làm ngơ, không can thiệp,... Cho thấy chính quyền cơ sở không phát huy được chức trách của mình, dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế- xã hội. Trong khi chính quyền cơ sở phình to ra, bộ máy lớn nhưng hiệu quả kém, tôi nghĩ Nhà nước cần tính lại.
Thực tế, bộ máy quá sức chịu đựng ngân sách, đầu tư. Bản thân nó như vậy nhưng công việc vẫn ỳ ra. Trong tình trạng như vậy, còn thêm tiêu cực, như yếu kém của bộ máy cán bộ, có một bộ phận chỉ lo sắp xếp vị trí cho mình, không lo công việc, dẫn đến lãng công, tiêu cực, lãng phí đầu tư xây dựng bộ máy, cũng như những đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội,…
Và chúng tôi rất chia sẻ với đời sống nhân dân, nhiều vùng còn rất khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nơi làm nông nghiệp mà khí hậu không thuận lợi, đồng bào rất khổ.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ giáo dục: cách giáo dục của chúng ta kém, nhiều năm nói đi nói lại vẫn không tiến triển. Càng ngày, các hiện tượng, sản phẩm giáo dục kém nhiều.
Đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn (chiếm 20% ngân sách nhà nước), nhưng cái mang lại hiệu quả thấp. Nhiều người được học, có danh càng nhiều nhưng sản phẩm, chất lượng không cao.
Chất lượng của đội ngũ có trình độ thạc sĩ lùi lại. Đấy là một vấn đề lớn, vì chúng ta đầu tư cho lĩnh vực này tới 20% ngân sách. Chúng ta tăng cường bài toán nâng cao dân trí nhưng cần phải tính lại bài toán văn bằng. Vì văn bằng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển. Trong khi chúng ta cho con em mình học nhiều, mở rộng văn bằng, không quan tâm đến giáo dục thể chất thì chúng ta đã hy sinh sự phát triển chất lượng.
Qua lĩnh vực an ninh trật tự, chúng ta thấy có nhiều chính sách không căn cơ. Khóa XII, về chính sách đấu tranh phòng chống ma túy: coi người nghiện là bệnh nhân, xã hội quan tâm,…: chúng tôi đã dự báo tình hình tội phạm ma túy sẽ tăng lên đột biến.
Vừa rồi, đã có báo cáo về tình hình tội phạm tăng lên. Bởi vì có 1 quy luật rất khách quan mà chúng tôi đã phát biểu trước Quốc hội, theo quy luật cung cầu: trong nước chúng ta coi người nghiện là bệnh nhân, xã hội phải quan tâm,… đã tạo điều kiện cho người nghiện hút chích, nhân cơ hội ấy, tổ chức tội phạm ma túy nước ngoài tìm vào Việt Nam…
Tội phạm chưa thành niên tăng đột biến. Một mặt chúng ta đề cao tình thần nhân đạo, tương thân tương ái, tạo điều kiện cho lớp trẻ được hưởng các quyền lợi trong xã hội, nhưng một mặt chúng ta cứ nuông chiều họ, cưu mang, bao cấp,…
Chương trình chúng ta thì kỳ họp quá dài, các ủy ban, các vị đại biểu không đủ thời gian để tính toán, nghiên cứu các biến cố, các nhân tố tác động để xây dựng chính sách. Cơ quan xây dựng chính sách đã không có thời gian: bị sức ép về thời gian khi Quốc hội yêu cầu, để đưa vào kịp chương trình…
Thà ít mà tinh (gọn), nếu không luật làm nhiều văn bản mà hiệu quả thực tế lại đáng lo. Chưa bao giờ chúng ta làm nên nhiều luật như những năm vừa qua- đây là điều đáng mừng, xây dựng nhà nước pháp quyền phải quan tâm đến nhiều luật pháp.
Tuy nhiên, nếu một, hai đạo luật không đi vào đời sống thực tế sẽ dẫn đến tâm lý xã hội coi thường pháp luật, coi thường một vài lĩnh vực rồi sau đó nhân ra, lây lan ra như bệnh truyền nhiễm.
THÚY QUYÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin