Sự phối hợp đấu tranh tài tình giữa quân sự, chính trị và ngoại giao

06:02, 08/02/2013

Những ngày đầu năm, nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2013), phóng viên TTXVN tại TP Hồ Chí Minh đã tìm gặp ông Hà Văn Lâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Phó trưởng đoàn đàm phán (giai đoạn 1) của Việt Nam ở Hội nghị Paris, một nhân chứng lịch sử của sự kiện này.

Những ngày đầu năm, nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2013), phóng viên TTXVN tại TP Hồ Chí Minh đã tìm gặp ông Hà Văn Lâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Phó trưởng đoàn đàm phán (giai đoạn 1) của Việt Nam ở Hội nghị Paris, một nhân chứng lịch sử của sự kiện này.

Năm nay đã ở tuổi 95 nhưng ông Hà Văn Lâu vẫn rất minh mẫn với giọng nói rõ ràng, mạch lạc. Nhớ lại những kỷ niệm không thể nào quên của những năm tháng kiên trì đàm phán, dòng hồi tưởng về giai đoạn lịch sử này lại ùa về trong ông với niềm xúc động lớn lao.

Những bài học kinh nghiệm

Đánh giá về những bài học kinh nghiệm trong thắng lợi của Hội nghị Paris, ông Hà Văn Lâu nhấn mạnh: Bao trùm lên tất cả là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt và bản lĩnh lãnh đạo vững vàng của Đảng ta và về sự vận dụng đúng đắn tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Trong mọi hoàn cảnh, trước mọi ý đồ và mưu mô xảo quyệt của đối phương, chúng ta vẫn kiên định lập trường, có đối sách thích hợp, linh hoạt, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

Đồng thời, Đảng ta đã độc lập tự chủ trong mọi quyết sách, mọi bước đi, luôn ở thế chủ động tiến công, kiên định nguyên tắc nhưng linh hoạt trong sách lược đàm phán.

Đảng ta đã vận dụng tài tình tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong việc đánh giá cục diện quốc tế, diễn biến và so sánh lực lượng ở chiến trường, nội tình nước Mỹ, từ đó xác định các thời cơ lớn của ngoại giao và đàm phán.

Trong quá trình đàm phán, ta đã vận dụng ba nhân tố: chiến trường, đàm phán và quốc tế nhằm tăng cường thế và lực cho đất nước.

Cùng với đó là bài học về sự kết hợp và bổ trợ lẫn nhau, phối hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, giữa chiến trường và bàn đàm phán, đó là sự phối hợp giữa "đánh và đàm". Thắng lợi và thực lực trên chiến trường đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi trên bàn đàm phán. Ngược lại, thắng lợi trên bàn đàm phán cũng góp phần tác động đến thắng lợi trên chiến trường…

Đoàn 37

Ông Hà Văn Lâu kể: Phải đến năm 1968, khi trên chiến trường miền Nam ta đã giành được những thắng lợi quan trọng, Tổng thống Mỹ Giôn Xơn mới chịu ngừng ném bom Bắc Việt Nam , sẵn sàng thương lượng với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hai bên đã thỏa thuận bắt đầu đàm phán tại Paris vào ngày 13/5/1968. Đoàn Việt Nam được thành lập ban đầu có 37 người, nên được gọi là “Đoàn 37”, Trưởng đoàn là đồng chí Xuân Thủy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Với tư cách là Phó đoàn, ông Hà Văn Lâu được cử đi tiền trạm lo chỗ ăn, chỗ ở cho đoàn, chỗ họp hội nghị…

Đồng chí Lê Đức Thọ (trái) và đại diện ngoại giao Kissinger.

Sau ngày Hội nghị khai mạc, trong suốt trong thời gian dài, hội nghị diễn ra trong thế giằng co, thăm dò lập trường lẫn nhau, Phó đoàn Việt Nam Hà Văn Lâu và Phó đoàn Mỹ Vanxơ luôn có các cuộc họp thăm dò để chuẩn bị cho những cuộc tiếp xúc riêng của cấp Trưởng đoàn bàn thực chất của các vấn đề.

Chuyện về cái bàn hội nghị

Ông Hà Văn Lâu cho biết: Ở giai đoạn 2, ngày 4/12/1968, ông gặp Vanxơ chủ yếu là bàn về thủ tục phòng họp ở đâu, nói bằng thứ ngôn ngữ nào, ai sẽ nói trước, hình thù cái bàn ngồi họp ra sao…

Chỉ riêng chuyện cái bàn, phía Mỹ đã kéo thành 8 cuộc họp, mất gần 2 tháng để Vanxơ tranh luận với Hà Văn Lâu. Mỹ yêu sách, kèo nèo mãi quanh mấy cái mặt bàn, chân bàn, không phải về kỹ thuật hình thức, kiểu dáng cái bàn mà thực chất đây là cuộc đấu tranh lập trường giữa hai bên.

Quang cảnh Hội nghị Paris

Phía Mỹ cho là Hội nghị Paris tiếp theo chấm dứt ném bom miền Bắc phải là cuộc họp của hai bên: một bên là Mỹ và chính quyền Sài Gòn, một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP MNVN).

Vanxơ đưa ra đến 10 kiểu bàn để thể hiện lập trường 2 bên của Mỹ, cố tình phủ nhận vai trò của MTDTGP MNVN. Còn phía Việt Nam nêu rõ đây là hội đàm 4 bên để nâng tầm chính trị, đề cao vai trò của MTDTGP MNVN trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong đàm phán, nên đưa ra mẫu bàn hình vuông, Mỹ lại đề nghị bàn hình chữ nhật.

Ở lần họp thứ 6, Phó đoàn Hà Văn Lâu đưa ra hai kiểu bàn mới hình thoi và hình tròn chia tư. Đến cuộc họp lần thứ 7, Vanxơ đưa ra hai kiểu bàn: hình bầu dục cắt dọc đôi và hình tròn cắt đôi, phía Việt Nam bác bỏ… Ông Lâu nhớ lại, quanh chuyện cái bàn này, đồng chí Xuân Thủy đã nói: “Thật là buồn cười, hồi bé, trẻ con hay tranh nhau chỗ ngồi bàn này, bàn kia, ghế nọ, ghế kia. Bây giờ bạc đầu, trên trường quốc tế, người ta vẫn tranh nhau như vậy”…

Đến ngày 3/1/1969, tại lần họp thứ 8, suốt 4 giờ liền Vanxơ tranh luận với ông Lâu về chuyện cái bàn. Đến lần họp thứ 9 (12/1), hai bên tiếp tục tranh cãi, phía Mỹ giữ quan điểm cái bàn ngồi phải thể hiện là họp hai phía, ta không chịu, đòi phải thể hiện rõ bốn bên.

Phải đến lần họp thứ 10 ngày 16/1, khi Liên Xô đưa ra sáng kiến chiếc bàn tròn, không phân biệt ranh giới cụ thể giữa 4 đoàn, phía Mỹ mới chịu chấp nhận. Theo mô tả của ông Hà Văn Lâu: trên bàn họp không có cờ, không có bảng tên từng đoàn.

Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris.

Đoàn VNDCCH ngồi đối diện với đoàn Mỹ, còn đoàn MTDTGP MNVN ngồi đối diện với đoàn VNCH. Bên cạnh bàn tròn lớn có 2 bàn tròn nhỏ dành cho thư ký.

Do vậy có thể hiểu sao cũng được. Bộ Ngoại giao Pháp đã làm giúp cái bàn họp, chỉ đóng trong một đêm là xong. Còn về chuyện ai nói trước, VNDCCH và Mỹ dành cho MTDTGPMNVN và VNCH rút thăm…

Sau những ngày dài né tránh và chờ bầu xong tổng thống mới, Mỹ buộc phải chấp nhận họp 4 bên ở Hội nghị Paris . 10 giờ 30 phút sáng 25/1/1969, Hội nghị Paris 4 bên đã khai mạc trọng thể tại phòng lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc tế phố Cobele.

Lá thư răn đe của Nixon

Ngày 7-11-1972, vượt qua các chướng ngại, Richard Nixon tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ 38. Ngay hôm sau, ngày 8-11-1972, Nixon gửi bức thư đầu tiên trong cương vị tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ răn đe Nguyễn Văn Thiệu và cũng để nói rõ kế hoạch của ông ta đối với việc ký kết Hiệp định Paris. Nội dung bức thư như sau:

Ngày 10-11-1972, tướng Haig sang Sài Gòn, tận tay chuyển thư của Nixon, cùng bản chương trình cam kết sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ đối với chính quyền Sài Gòn nhằm có thể đánh thắng được quân giải phóng sau khi ký kết hiệp định. Nhưng sự đảm bảo của Hoa Kỳ chưa xoa dịu được sự “lo sợ” của Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 11-11-1972, Nguyễn Văn Thiệu gửi thư cho tổng thống Nixon. Trong thư, ông Thiệu viết:

“Tôi đã nhận được thơ của tổng thống đề ngày 8-11 do tướng Haig chuyển cho tôi.

Trước hết tôi xin nhân cơ hội này chuyển tới tổng thống một lần nữa những lời ngợi khen nồng nhiệt và thành khẩn của tôi về sự thắng cử vẻ vang của tổng thống vào ngày 7-11 vừa qua.

Chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn sâu xa sự trợ giúp dồi dào mà Hoa Kỳ đã dành cho Việt Nam cộng hòa... và nhất là đối với sự đoàn kết anh dũng của Hoa Kỳ sát cánh với chúng tôi trong cuộc chiến đấu.

Tôi ý thức được rằng dân tộc Hoa Kỳ đã mệt mỏi vì cuộc chiến dai dẳng này...

Nếu có một giải pháp cho phép Bắc Việt duy trì lực lượng của họ tại Nam Việt Nam, cuộc chiến đấu và những hi sinh của chúng ta trong bao nhiêu năm sẽ mất hết lý do. Những đồng minh của chúng ta sẽ được coi như là kẻ gây hấn, quân đội Nam Việt Nam trong trường hợp này sẽ ở trong vị trí của những kẻ đánh mướn, chiến đấu cho một chính nghĩa sai lầm, một chính nghĩa mà chúng tôi không còn dám nói lên.

Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là bất công khi tôi bị lên án đã bóp méo dự án thỏa hiệp khi tôi kêu gọi sự lưu ý đến khía cạnh quan trọng này của vấn đề...

Tôi không thể trình bày dài dòng về tất cả các điểm trong khuôn khổ thơ này. Vì vậy, tôi đã nhờ tướng Haig chuyển tới tổng thống những quan điểm của chánh phủ chúng tôi có nhiều chi tiết hơn”.

(Trích từ quyển Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, do NXB Chính Trị Quốc Gia phát hành tháng 12-2012)

Qua bức thư chúng ta thấy rõ bản chất hiếu chiến, bán nước không muốn có Hiệp định Paris đem lại hòa bình cho nhân dân hai miền Bắc Nam của Nguyễn Văn Thiệu


Theo TTXVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh