Tại phiên họp thứ 13, chiều qua 12-12, Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Tại phiên họp thứ 13, chiều qua 12-12, Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo Tờ trình của Ủy ban Pháp luật của QH, việc ban hành Nghị quyết hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị quyết số 35/2012/QH13 về phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, trách nhiệm của các cơ quan tham gia quá trình lấy phiếu tín nhiệm, việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, mẫu phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Ðồng thời, tạo cơ sở chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo dự thảo Nghị quyết hướng dẫn nói trên, phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội; Hội đồng Nhân dân như sau:
1- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
2- Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng Nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3- Hội đồng Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng Nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng Nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4- Hội đồng Nhân dân xã, phường, thị trấn lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5- Tại các huyện, quận, phường đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân, chưa thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội.
Về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào kỳ họp thứ nhất trong năm, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ; Hội đồng Nhân dân các cấp thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên trong năm của Hội đồng Nhân dân, bắt đầu từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ.
Trên cơ sở Tờ trình của Ủy ban Pháp luật và dự thảo Nghị quyết hướng dẫn, các thành viên Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến vào từng nội dung cụ thể để cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin