Từ đêm 18 đến 30-12-1972, đế quốc Mỹ bất ngờ mở đợt tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền bắc.
Pháo cao xạ 100 ly của Ðại đội tự vệ Nhà máy dệt Nam Ðịnh đã bắn rơi máy bay F4 của đế quốc Mỹ (ngày 22-7-1972). |
Từ đêm 18 đến 30-12-1972, đế quốc Mỹ bất ngờ mở đợt tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền bắc.
Quân và dân ta đã chủ động, bình tĩnh giáng trả đích đáng, buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trong chiến công chung đó có sự đóng góp của lực lượng tự vệ TP Nam Ðịnh (Thành
Tôi đến thăm vợ chồng anh Trần Văn Bằng - Nguyễn Thị Thanh Huyền (số nhà 11C/398 - đường Trường Chinh - TP Nam Ðịnh) đều là pháo thủ thuộc Ðại đội tự vệ pháo cao xạ (PCX) 100 ly của Nhà máy Liên hợp dệt Nam Ðịnh (Nhà máy dệt Nam Ðịnh) trong những năm chống Mỹ, cứu nước, được gặp cả chính trị viên đại đội Nguyễn Văn Toàn, nữ pháo thủ số 2 Phạm Thị Lộc.
Ðến nay, các anh, chị tuổi đã ngoài 60 nhưng khi nhắc lại những ngày ngồi trên mâm pháo canh giữ bầu trời quê hương ai cũng như trẻ lại với tuổi thanh xuân căng tràn sức sống. Nguyên chính trị viên Nguyễn Văn Toàn nhớ rành rọt, ngày 20-7-1972, Nhà máy dệt Nam Ðịnh thành lập Ðại đội tự vệ PCX 100 ly, với bốn khẩu PCX 100 ly và 32 cán bộ, chiến sĩ ưu tú được lựa chọn trong trung đoàn tự vệ của nhà máy, biên chế thành bốn tiểu đội.
Tại thời điểm đó, đây là đơn vị tự vệ đầu tiên ở miền bắc được trang bị loại vũ khí hiện đại này. Chỉ sau hai ngày ra quân, đơn vị đã lập công xuất sắc bắn rơi tại chỗ một máy bay F4, bắt sống giặc lái Mỹ; phối hợp các đơn vị bạn bắn rơi hai chiếc khác.
Cũng từ đó cho đến hết năm 1972, đại đội tự vệ PCX 100 ly cũng như toàn bộ lực lượng phòng không ở Thành Nam đều duy trì chế độ trực chiến sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ.
Trong chiến dịch "Mười hai ngày đêm", có nhiều trận đánh kéo dài tới hai, ba giờ đồng hồ các pháo thủ phải bắn liên tục tới 12 quả đạn (theo quy định chỉ được bắn nhiều nhất bốn quả) bị sức ép chảy máu tai nhưng tất cả đều bám sát trận địa. Nữ tự vệ - đảng viên Nguyễn Thị Minh Nguyệt, mặc dù bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong tư thế người chiến sĩ.
Từng giữ cương vị Tham mưu phó của một trung đoàn PCX (ePCX 250) đứng chân nhiều năm ở Thành Nam, Trung tá Mai Xuân Lý cho biết: TP Nam Ðịnh là trọng điểm đánh phá trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Vì vậy trong tác chiến phòng không của ta, TP Nam Ðịnh là mục tiêu bảo vệ quan trọng.
Các lực lượng phòng không bảo vệ Thành Nam gồm ePCX 250 (sau đó là ePCX 227, ePCX 231) thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Tiểu đoàn PCX 6 của Tỉnh đội Nam Hà với lực lượng tự vệ các nhà máy dệt, máy tơ, đồ hộp xuất khẩu, cơ khí C50...
Các đơn vị này đã sát cánh bên nhau, chiến đấu có hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ðặc biệt, từ cuối tháng 8-1972, máy bay Mỹ thay đổi chiến thuật đánh phá vào Thành
Theo đó, Thành đội Nam Ðịnh đã bố trí các trận địa phục kích bắn máy bay địch tầm thấp dọc theo tuyến đê sông Hồng, sông Ðào nhằm "lùa" máy bay địch lên cao để các đơn vị PCX tiêu diệt.
Tính ra trong bảy tháng của năm 1972 (từ tháng tư đến tháng mười), đã có 338 lượt máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời TP Nam Ðịnh, đánh phá 143 mục tiêu với gần 500 tấn bom, phá hủy hơn 50.000 m2 nhà cửa, làm chết 168 người, bị thương 226 người và nhiều cơ sở sản xuất khác bị hủy hoại.
Nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường sáng tạo, hợp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, quân dân Thành Nam lại một lần nữa lập công xuất sắc: Bắn rơi 18 máy bay Mỹ (có ba chiếc rơi tại chỗ), bắt sống giặc lái; trong đó lực lượng tự vệ các nhà máy dệt, đồ hộp xuất khẩu và cơ khí C50 bắn rơi ba chiếc.
Trở lại câu chuyện của các chiến sĩ Ðại đội tự vệ PCX 100 ly với kết thúc có hậu. Khi vừa ngưng tiếng bom thù, đại đội đã tổ chức đám cưới cho bốn cặp vợ chồng trẻ (trong đó có đôi vợ chồng Bằng - Huyền).
Tình yêu của họ nảy nở trong những ngày ngồi trên mâm pháo canh giữ bầu trời quê hương. Sau chiến tranh họ trở về với xưởng máy. Hầu hết các chiến sĩ tự vệ của thành phố đều được đơn vị bố trí công việc phù hợp và làm việc cho tới khi về hưu.
Bốn mươi năm trôi qua, có biết bao thăng trầm, hết chiến tranh lại lo toan cho cuộc sống thường nhật, nhưng các anh, các chị vẫn tìm đến với nhau để động viên nhau ngày một sống tốt hơn, thực hiện trọn vẹn ước nguyện của những đồng đội đã ngã xuống, giữ vững truyền thống "Chiến đấu giỏi, sản xuất tốt" của tự vệ Thành Nam trí tuệ, kiên cường.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin