Vừa rồi, cháu tôi ra ngoài và sơ ý không khóa cửa nhà, sau khi về thì phát hiện mất 20 triệu đồng tiền mặt, sau khi báo công an để điều tra thì người thực hiện hành vi trộm đó đã chủ động trả lại tiền. Như vậy, người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
(VLO) Vừa rồi, cháu tôi ra ngoài và sơ ý không khóa cửa nhà, sau khi về thì phát hiện mất 20 triệu đồng tiền mặt, sau khi báo công an để điều tra thì người thực hiện hành vi trộm đó đã chủ động trả lại tiền. Như vậy, người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nguyễn Hoàng Nam (Vũng Liêm)
Trả lời: Khoản 34, Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.
Còn tại khoản 1, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như sau: chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, việc trả lại tài sản cho người bị trộm không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án, hơn nữa cũng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại nên người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
NT. PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin