Tài sản đang tranh chấp và bên khiếu kiện có đưa ra bản ghi âm về di chúc của người đã mất. Theo quy định của pháp luật thì di chúc bằng ghi âm có được xem là chứng cứ cho yêu cầu chia tài sản không?
Di chúc qua ghi âm không được xem là chứng cứ
11:02, 22/02/2023
Tài sản đang tranh chấp và bên khiếu kiện có đưa ra bản ghi âm về di chúc của người đã mất. Theo quy định của pháp luật thì di chúc bằng ghi âm có được xem là chứng cứ cho yêu cầu chia tài sản không?
Trần Ngọc Minh
(Mang Thít)
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì pháp luật chỉ chấp nhận hai hình thức di chúc chính là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
Trong đó, di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực là một hình thức di chúc phổ biến, mang tính pháp lý cao. Đối với di chúc miệng thì Điều 629 Bộ luật Dân sự quy định, người di chúc miệng phải thể hiện trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng thì mới được coi là hợp pháp.
Do không có quy định nào công nhận hình thức lập di chúc qua việc ghi âm hay ghi hình nên khi xảy ra tranh chấp về việc chia tài sản mà các bên xuất trình bản ghi âm về di chúc của người đã mất thì sẽ không được chấp nhận là chứng cứ.
TT. PHÒNG BẠN ĐỌC
Các tin khác
- Mức phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn
- Công dân đủ 14 tuổi trở lên phải xuất trình căn cước công dân khi làm hộ chiếu
- Mất giấy phép lái xe, phải thi lại không?
- Lao động chưa thành niên không được làm công việc vận chuyển gas
- Từ chối nhận di sản phải thể hiện trước thời điểm phân chia tài sản
Thông tin cần biết
Liên kết web
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin