Vợ chồng cháu tôi đi làm thuê ở Bình Dương, có công đất không sử dụng nên tôi mượn trồng rẫy nhưng không lập thành văn bản, chỉ thỏa thuận miệng là khi nào cháu tôi cất nhà mới lấy lại đất. Giờ tôi đầu tư cải tạo đất trồng rẫy mới một năm thì cháu tôi đòi lại. Theo quy định pháp luật thì tôi có quyền khởi kiện đòi bồi thường không?
(VLO) Vợ chồng cháu tôi đi làm thuê ở Bình Dương, có công đất không sử dụng nên tôi mượn trồng rẫy nhưng không lập thành văn bản, chỉ thỏa thuận miệng là khi nào cháu tôi cất nhà mới lấy lại đất. Giờ tôi đầu tư cải tạo đất trồng rẫy mới một năm thì cháu tôi đòi lại. Theo quy định pháp luật thì tôi có quyền khởi kiện đòi bồi thường không?
Nguyễn Thị Mến (TX Bình Minh)
Trả lời: Hiện Luật Đất đai không có quy định về việc cho mượn đất nhưng quyền sử dụng đất (QSDĐ) được xem là một loại tài sản nên người được giao, cho thuê QSDĐ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này trong phạm vi Nhà nước không cấm.
Do đó, việc cho mượn đất có thể hiểu là người sử dụng đất đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình và phải tuân theo các quy định về hợp đồng mượn tài sản.
Cụ thể, Điều 502 Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng mượn tài sản phải được lập thành văn bản, nội dung thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên là bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền và bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Nếu bên cho mượn cần sử dụng tài sản thì được đòi lại nhưng phải báo trước và có bằng chứng chứng minh việc đòi lại tài sản là do có nhu cầu đột xuất và cấp bách.
Theo quy định trên, do bà mượn đất không thể hiện bằng giấy tờ, văn bản nên hợp đồng mượn đất này bị coi là vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là 2 bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bà phải trả lại QSDĐ đã mượn cho người cháu mà không có quyền yêu cầu bồi thường hay khởi kiện, ngay cả khi bên cho mượn không báo trước thời gian.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin