Em trai tôi có mua một vật dụng có giá trị cao của người ở TP Hồ Chí Minh (là bạn của bạn em tôi). Sau khi việc mua bán đã hoàn thành, phía gia đình của người bán bất ngờ nói lúc giao dịch với em tôi, người bán đang bộc phát bệnh không làm chủ được việc mua bán nói trên và đề nghị em tôi trả lại món hàng đã mua, nếu không trả họ sẽ kiện ra tòa án. Pháp luật quy định trường
Em trai tôi có mua một vật dụng có giá trị cao của người ở TP Hồ Chí Minh (là bạn của bạn em tôi). Sau khi việc mua bán đã hoàn thành, phía gia đình của người bán bất ngờ nói lúc giao dịch với em tôi, người bán đang bộc phát bệnh không làm chủ được việc mua bán nói trên và đề nghị em tôi trả lại món hàng đã mua, nếu không trả họ sẽ kiện ra tòa án. Pháp luật quy định trường hợp này như thế nào?
Lê Thị Hiền (Long Hồ)
Trả lời:
Trường hợp chị hỏi được quy định Điều 133 Bộ luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Điều luật này như sau: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Như vậy, nếu xét thấy khi giao dịch với em chị, người bán đang ở vào thời điểm bệnh không kiểm soát được hành vi như phía gia đình của người đó nói, thì em chị nên hoàn trả lại vật đã mua. Bởi, tại Điều 137 BLDS về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, quy định:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin