Tôi có đứa em gái bà con vừa kết hôn ít lâu nhưng tôi biết em rất đau khổ vì bị ép buộc, về sống với chồng em cũng không hạnh phúc. Cuộc hôn nhân này có sự toan tính, lừa dối. Tôi nghe nói trường hợp này là hôn nhân trái pháp luật, có thể đề nghị tòa án hủy bỏ. Nhưng trong tình hình như vậy, ai mới là người có quyền đề nghị?
Tôi có đứa em gái bà con vừa kết hôn ít lâu nhưng tôi biết em rất đau khổ vì bị ép buộc, về sống với chồng em cũng không hạnh phúc. Cuộc hôn nhân này có sự toan tính, lừa dối. Tôi nghe nói trường hợp này là hôn nhân trái pháp luật, có thể đề nghị tòa án hủy bỏ. Nhưng trong tình hình như vậy, ai mới là người có quyền đề nghị?
N.T. H.H. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (về điều kiện kết hôn) quy định: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Trường hợp chị nêu nếu em chị thật sự bị ép buộc, lừa dối thì hôn nhân đó có thể đã vi phạm vào một trong những điều kiện kết hôn nói trên. Khoản 1 Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật trường hợp này: Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của luật này.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin