Cuối tuần đi làm đẹp ở spa, chị được nhân viên cơ sở thực hiện quy trình chăm sóc da, cho một chất giống sữa rửa mặt lên da mặt rồi massage.
(VLO) Cuối tuần đi làm đẹp ở spa, chị được nhân viên cơ sở thực hiện quy trình chăm sóc da, cho một chất giống sữa rửa mặt lên da mặt rồi massage.
Dùng bông rửa mặt màu trắng lau qua, nhân viên đưa chị xem bông rửa đổi màu trở thành màu xám đen, nói da chị bị nhiễm chì, lâu ngày dễ bị thâm sạm và tối màu.
Chị sợ da mặt bị ảnh hưởng bởi chì nên liền đồng ý sau những lời quảng cáo “có cánh” để “giúp da sạch sâu bên trong, trắng sáng bật tông”...
Nghe chị kể tôi cũng tò mò, lên mạng xem chì ảnh hưởng đến da mặt như thế nào vì tôi hay tiếp xúc với những loại có chứa nhiều chì.
Các nhà khoa học, các bác sĩ da liễu khẳng định, hút chì, thải độc trên da mặt không có cơ sở khoa học. Thải chì chỉ là “chiêu trò” câu khách của các cơ sở làm đẹp hiện nay, không có chuyện chì được hút đen đầy mặt như các spa đang quảng cáo.
Còn việc xuất hiện màu đen trên bông lau mặt, việc sử dụng phương pháp bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp mồ hôi, mỡ thải ra qua da và khi gặp nhiệt độ tạo phản ứng hóa học dẫn đến xuất hiện màu đen trên mặt là bình thường và đó không phải là chì. Đây chính là chiêu trò các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín sử dụng để câu kéo khách hàng.
Sau khi được hấp thu (qua hô hấp, tiêu hóa và da), chì đi vào máu và có tới 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì đi vào các tổ chức mềm và vào xương. Về lâu dài, chì sẽ tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt là ở vỏ xương.
Ở người lớn, 95% lượng chì cơ thể tập trung ở xương, ở trẻ em là 70%. Chất này vẫn có khả năng tự đào thải qua thận và bài tiết. Những trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải độc theo chỉ định của bác sĩ.
Vì vậy, cần được hiểu đúng bản chất để tránh bị lừa.
VIỆT THẮNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin