Không khó để bắt gặp các trường hợp người tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, khi họ cố tình cho xe chạy qua ngã ba, ngã tư, hay một nút giao thông nào đó, mà ở đó mặc dù đèn đỏ đã được bật lên.
(VLO) Không khó để bắt gặp các trường hợp người tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, khi họ cố tình cho xe chạy qua ngã ba, ngã tư, hay một nút giao thông nào đó, mà ở đó mặc dù đèn đỏ đã được bật lên.
Ai cũng hiểu rằng, tại các điểm giao, nút giao thông có đèn tín hiệu thì đèn xanh sẽ được lưu thông, đèn vàng là báo chuẩn bị dừng lại, và đèn đỏ thì tất cả các phương tiện đều phải dừng lại để nhường phần đường cho các phương tiện tại lối giao cắt lưu thông được thuận tiện, an toàn.
Thực tế thì vẫn luôn có không ít người không chấp hành luật giao thông. Việc người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn tại các nút giao thông rất dễ gây tai nạn.
Theo điểm e, khoản 4, điểm b, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000đ đến 1 triệu đồng, tước quyền lái xe từ 1-3 tháng.
Còn đối với người điều khiển xe ô tô và các phương tiện tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng, thì theo điểm a, khoản 5, điểm b, c, khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Quy định rõ ràng là vậy, thiết nghĩ CSGT cần làm nghiêm, phạt thật nặng các trường hợp vi phạm khi không chịu chấp hành tín hiệu đèn khi tham gia giao thông. Tại các nút giao có đèn tín hiệu nhưng không có CSGT làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, thì việc lắp các camera giám sát để lấy bằng chứng phạt nguội là rất cần thiết.
LÊ THỊ KẾT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin