Tiếng Việt trong sáng lắm!

05:08, 12/08/2020

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên- Huế đã xử phạt một số cơ sở kinh doanh ăn uống vì lỗi niêm yết giá bán bằng từ "K" thay vì phải ghi rõ bằng từ ngàn đồng (ví dụ thay vì phải ghi giá bán là 20 ngàn đồng, hay 20.000đ thì người bán lại ghi 20K).

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên- Huế đã xử phạt một số cơ sở kinh doanh ăn uống vì lỗi niêm yết giá bán bằng từ “K” thay vì phải ghi rõ bằng từ ngàn đồng (ví dụ thay vì phải ghi giá bán là 20 ngàn đồng, hay 20.000đ thì người bán lại ghi 20K).

Thông tin này ngay lập tức được nhiều người đồng thuận cao, bởi hiện nay không có quốc gia nào sử dụng đơn vị tiền tệ có tên gọi là “K”. Câu hỏi đặt ra “K” là gì, có từ đâu, tính pháp lý như thế nào?

Thực tế cho thấy việc lạm dụng từ “K” trên giá bán sản phẩm đã phổ biến trên nhiều lĩnh lực, ở nhiều địa phương từ các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, vận tải, trong các siêu thị, trung tâm mua bán trong và ngoài quốc doanh…

Tuy nhiên nhiều người bán lẫn người tiêu thụ sản phẩm cũng không mấy người biết tường tận “K” là gì. Nói để thấy rằng việc lạm dụng trên vô tình làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt chúng ta.

Hàng ngày, trong cuộc sống chúng ta bắt gặp nhan nhản từ “K” trên rất nhiều sản phẩm. Cạnh đó là các từ lóng ám chỉ mệnh giá tiền tệ thật đáng trách và không nên dùng.

Đơn cử như” “xị” tương đương 100.000đ; “chai” tương đương 1.000.000đ… Cách gọi này rất trơ trẽn và làm tổn hại đến tên gọi đồng tiền Việt Nam.

Nhìn từ góc độ xưng hô, không khó để nghe thấy nhiều người- nhất là giới gọi người khác bằng các từ danh xưng rất khiếm nhã như “ thằng chả”, “thằng cha đó”; “con mẹ đó”; “ổng”; “bả”…, cách gọi trên đã đánh mất nhân cách của người khác và ngay cả người phát ngôn.

Theo nhiều người có nghiên cứu sâu về các đơn vị tiền tệ, từ “K” xuất hiện trong các game online và được xem là đơn vị tiền tệ ảo chỉ xuất hiện trong phim ảnh, đồng nghĩa là “K” không có thật trong quan hệ giao dịch tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới.

Do nhiều người chưa nắm bắt xuất xứ từ “K” có từ đâu và đã quen dùng trong thời gian dài nên đã có tập tính dùng từ “K” để niêm yết sản phẩm. Đây là thói quen và quan điểm cần chấm dứt dù khá khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được.

Trước mắt, cơ quan quản lý thị trường cần kết hợp với các cơ quan khác tuyên truyền, giải thích để mọi người thông hiểu, tự giác xóa bỏ tập quán vừa nêu. Đây cùng là một hành vi thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam.

TRẦN TRẤN GIANG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh