Biết tự trọng

06:02, 07/02/2020

Trong cuộc sống, những người biết tự trọng là những người có lương tâm trong sáng, khi gặp tiền bạc, của cải, danh vọng họ không tham; khi cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc cũng không bị khuất phục. Cho nên, bất luận là cá nhân hay của một dân tộc thì lòng tự trọng (sĩ diện) giống như ngọn đèn pha dẫn đường của lương tri.

Trong cuộc sống, những người biết tự trọng là những người có lương tâm trong sáng, khi gặp tiền bạc, của cải, danh vọng họ không tham; khi cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc cũng không bị khuất phục. Cho nên, bất luận là cá nhân hay của một dân tộc thì lòng tự trọng (sĩ diện) giống như ngọn đèn pha dẫn đường của lương tri.

Quả đúng thật vậy! Một người biết giữ mình, coi trọng lòng tự trọng thì đó là người biết “sĩ diện”. Người xưa đã từng nói: “Nhân bất khả vô sĩ”, ý nói rằng làm người mà không có sĩ diện, không biết hổ thẹn với lương tâm, không biết coi trọng lòng tự trọng thì không thể trở thành một người tốt được.

Người xưa còn cho rằng, những người có lòng tự trọng thì mới có đạo đức tốt đẹp, không bị danh và lợi làm mờ mắt để rồi làm việc sai trái với lương tâm. Việc mà con người khó làm nhất chính là biết tôn trọng lương tâm của chính mình.

Phải sống thẳng thắn vô tư thì cuộc sống mới được vui vẻ và thoải mái. Nếu ta làm một việc trái với lương tâm của mình thì sống không bằng chết.

Đối với đời sống của một con người bài học sâu sắc nhất đó chính là trung thành và tha thứ. Đã là con người ai cũng có thói hư tật xấu nhưng đối với người thông minh, khôn ngoan họ thường lấy tâm trách người để tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình để tha thứ cho người khác.

Có như vậy thì mới trở thành một con người tốt. Suy cho cùng, sống làm người chính là sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của mình, gia huấn dòng tộc và xã hội, tạo nên tiếng thơm để lại cho con cháu đời sau học tập noi theo. Người có lòng tự trọng không làm những việc trái chức trách, trái với lương tâm.

Bất luận là thời xưa hay thời nay, ở xã hội nào cũng vậy, nhân loại đều luôn miệt mài kiếm tìm một điều gì đó xa xăm. Có người gọi đó là chân lý, có người gọi đó là nguyên tắc sống, cũng có người gọi đó là đạo lý.

Người xưa dạy rằng, bản thân mỗi người chúng ta đều có một khối báu vật vô giá, nếu sử dụng tốt khối bảo vật này thì mới có thể khiến con người tìm về chốn bình yên, tìm về với hạnh phúc, và chân lý. Bảo vật này nước không thể làm ướt, lửa cũng không thể thiêu cháy, gió không thể thổi bay, ánh mặt trời không thể sấy khô. Đó chính là “lương tâm”. Hãy bảo vệ báu vật này nhé!

HOÀNG BÍCH HÀ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh