Báo Vĩnh Long nhận được 2 đơn khiếu nại của 2 hộ dân ở thị trấn Cái Nhum (Mang Thít), phản ánh về việc đường hẻm công cộng bị bít lại để giao cho 1 doanh nghiệp xây dựng công trình.
Báo Vĩnh Long nhận được 2 đơn khiếu nại của 2 hộ dân ở thị trấn Cái Nhum (Mang Thít), phản ánh về việc đường hẻm công cộng bị bít lại để giao cho 1 doanh nghiệp xây dựng công trình.
Theo phản ánh của bà Dương Thị Thùy Trang và bà Lê Thị Chính: Họ trúng giá đấu giá quyền sử dụng 2 thửa đất số 490 và 498 vào năm 2008, với giá cao gấp 3- 4 lần so với giá khởi điểm, bởi theo bà Thùy Trang: “Vì theo quy hoạch, phía sau nhà tôi có hẻm công cộng rộng khoảng 2m, dùng để thoát hiểm khi có sự cố như hỏa hoạn, tạo thông thoáng và cống thoát nước thải”.
Bà Lê Thị Chính cũng cho biết: “Tôi mua với giá cao vì thửa đất có mặt tiền giáp đường Nguyễn Trãi, mặt hậu có hẻm cống công cộng thuận tiện cho xây dựng nhà ở”.
Hộ dân phản ánh bức xúc.
|
Theo bà Thùy Trang: “Trước kia, chúng tôi có sử dụng tạm trên phần hẻm công cộng và phần đất trống phía sau làm bếp và phơi đồ. UBND thị trấn Cái Nhum yêu cầu phải trả lại mặt bằng là phù hợp nên đồng ý và thống nhất giao trả như hiện trạng ban đầu làm cống thoát nước và hẻm thoát hiểm”.
Khi gửi bức xúc này đến UBND huyện, ngày 15/4, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Thít có văn bản trả lời số 55, với nội dung như sau: Việc DNTN Hoàng Năm triển khai thi công công trình trên phần đất công cộng đã được UBND tỉnh Vĩnh Long giao đất là phù hợp với quy định, do trước khi UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất cho DNTN Hoàng Năm đã có sự thống nhất của hộ bà (bà Thùy Trang) và các hộ khác. Mặt khác, trong quá trình thi công, DNTN Hoàng Năm sẽ đặt ống nhựa Bình Minh phi 200 dài 6m, để đảm bảo cho hộ bà và các hộ khác thoát nước thải”.
Tuy nhiên, bà Thùy Trang và bà Lê Thị Chính nêu thắc mắc là: “Chúng tôi không biết được việc đồng ý trả lại hiện trạng ban đầu của cống công cộng là giao cho doanh nghiệp xây dựng, đến ngày doanh nghiệp này triển khai thi công thì mới biết. Chúng tôi không thống nhất việc xây dựng trên cống công cộng như vậy”.
Bởi theo bà Lê Thị Chính: “Đó là đường cống thoát nước thải và thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. Nếu có chuyện gì, biết thoát hiểm đường nào?”
Gia đình bà Thùy Trang còn cho biết: “Từ khi doanh nghiệp thi công công trình, cửa hậu nhà tôi đã bị hàn bít lại. Căn nhà 3 tầng trở thành như hộp quẹt, nước thải chảy đâu thì chảy. Gia đình tôi 5 nhân khẩu, có người già và trẻ em, lỡ có sự cố hỏa hoạn thì thoát hiểm đường nào?”
Bà Thùy Trang và bà Lê Thị Chính đặt vấn đề: Việc giao con hẻm cho doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của chúng tôi. Rất mong cơ quan chức năng tiếp tục xem xét.
Thoát hiểm phải chạy ra mặt tiền
(Trả lời của ông Trương Thành Phi- Phó Chủ tịch UBND huyện, tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 27/6/2013)
Năm 2008, huyện có dãy phố bán đấu giá, hộ Thùy Trang là một trong những hộ đấu giá thành công căn hộ. Phía sau căn hộ này có 1 đường hẻm để làm đường thoát nước, bề ngang 2m. Thoát hiểm phải chạy ra mặt tiền, tức ra đường Nguyễn Trãi, chứ không ai chạy ra đường hẻm này hết.
|
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin