Vui buồn tăng lương

07:07, 19/07/2013

Được tin kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ bản được nâng lên 1.150.000 đ/tháng theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, tất cả người lao động nói chung ai cũng vui mừng vì được tăng lương. Bên cạnh đó, không ít người lại tỏ ra lo lắng khi tăng lương, nhất là những người có mức thu nhập thấp.

Được tin kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ bản được nâng lên 1.150.000 đ/tháng theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, tất cả người lao động nói chung ai cũng vui mừng vì được tăng lương. Bên cạnh đó, không ít người lại tỏ ra lo lắng khi tăng lương, nhất là những người có mức thu nhập thấp.

Tôi có một anh bạn đồng nghiệp, khi nhắc đến chuyện tăng lương thì anh vừa mừng lại vừa lo. Anh cho biết: Hiện tại mức lương của anh chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Vợ anh thì ở nhà, không có làm gì ra tiền. Hơn nữa còn phải lo cho 2 đứa con ăn học.

Tất cả những khoản chi tiêu trong gia đình đến việc lo cho con đi học… đều trông chờ vào đồng lương của anh. Hàng ngày, vợ chồng anh phải gói ghém lắm mà vẫn thiếu hụt.

Nghe mấy người bạn nói “Tháng 7/2013 sẽ tăng lương cơ bản lên 1.150.000đ” anh rất mừng vì nếu tăng mức lương cơ bản như thế thì lương của anh sẽ được tăng thêm chút đỉnh giúp trang trải phần nào khó khăn trong gia đình.

Tuy nhiên, điều hiển nhiên mà có lẽ ai cũng biết, một khi Nhà nước tăng lương thì giá cả hàng hóa cũng theo đó mà tăng. Anh bạn của tôi cho biết khoản lương tăng thêm của anh không đủ bù vào các khoản tăng giá như xăng, gas. Lúc trước một bình gas giá chỉ ba trăm mấy ngàn đồng, còn bây giờ thì đã hơn bốn trăm chứ ít gì…

Nói thì nói vậy, dẫu sao người lao động cũng may mắn hơn những người nông dân. Người nông dân vốn là những người không có lương mà họ chỉ trông chờ vào việc nuôi trồng và bán nông sản. Nếu trúng mùa thì không có gì để nói, còn lỡ không may mùa màng thất bát thì coi như “trắng tay”.

Không những thế, thời gian qua, giá cả vật tư phục vụ trong nông nghiệp cũng không ngừng tăng, trong khi đó sản phẩm của nông dân làm ra thì giá cả bấp bênh.

Thiết nghĩ, song song với việc điều chỉnh tăng lương, các ngành chức năng cần có biện pháp kiểm soát bình ổn giá. Tránh tình trạng trượt giá, giá cả leo thang “ăn theo” lương tăng. Có như vậy mới giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp có được cuộc sống tốt hơn.

NGUYỄN VĂN DÔ

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh