Theo dự báo của doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh phân bón, việc Bộ Công thương quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu sẽ khiến giá phân bón trong nước tăng trong thời gian tới, đồng nghĩa với đó là chi phí sản xuất lúa và các loại cây trồng khác sẽ tăng.
Theo dự báo của doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh phân bón, việc Bộ Công thương quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu sẽ khiến giá phân bón trong nước tăng trong thời gian tới, đồng nghĩa với đó là chi phí sản xuất lúa và các loại cây trồng khác sẽ tăng.
Phân MAP và DAP được dùng bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả loại đất khác nhau hoặc sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như NPK.
Theo bảng giá của các mặt hàng phân bón được công bố trên website của Công ty CP Phân bón Bình Điền, giá các loại DAP có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, đối với DAP hạt nâu là 8.800 đ/kg và DAP hạt xanh là 9.200 đ/kg.
Đây là mức giá được Bình Điền áp dụng từ ngày 2/8 và có thể sẽ được điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo Bộ Công thương, việc ban hành Quyết định 3044/QĐ-BTC là biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trong khoảng thời gian không quá 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực (19/8). Biện pháp này sẽ chấm dứt hiệu lực sau ngày 6/3/2018 hoặc Bộ Công thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Như vậy, thời gian có hiệu lực kéo dài gần 7 tháng, tức là sẽ kéo dài đến gần hết vụ Đông Xuân 2017- 2018.
Hiện tại, chi phí sản xuất lúa được quy định chi tiết trong Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT của liên bộ là Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp- PTNT.
Theo đó, chi phí này tỷ lệ thuận với giá các loại vật tư, phân bón, tức là giá phân bón tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất lúa của nông dân tăng lên tương ứng. Thời gian tới, nếu giá lúa không tăng thì nông dân sẽ là bên chịu thiệt.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin