Ngày 3/7, thông tin từ BVĐK Xuyên Á TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ khoa Nội Thần kinh vừa cấp cứu bệnh nhân (BN) nam 33 tuổi bị đột quỵ (ĐQ).
![]() |
Nam bệnh nhân bị đột quỵ khi mới 33 tuổi. Ảnh: BVCC |
Được biết BN ở Tây Ninh, đang làm công việc thợ hồ, bỗng ngã quỵ, nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người trái, nói khó. BS.CK1 Nguyễn Văn Nhản- Khoa Nội thần kinh, cho biết BN bị đột quỵ giờ thứ nhất, may mắn còn trong “thời gian vàng”- mốc quan trọng để cứu sống và hạn chế tối đa nguy cơ để lại các di chứng. Bác sĩ chỉ định chụp CT não, không ghi nhận tình trạng xuất huyết. BN được tiêm thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) giúp làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và tiếp tục điều trị nội khoa sau tiêm.
2 ngày sau, BN tỉnh táo, vận động tay và chân trái có cải thiện, có thể tự sinh hoạt không cần sự trợ giúp. BN xuất viện và trở lại cuộc sống sau một tuần, song tạm thời vẫn chưa thể trở lại công việc xây dựng.
Nguyên nhân ĐQ của BN được cho là từ thói quen hút TL nhiều năm, mỗi ngày 1 gói. Hút TL lâu dài làm tổn thương mạch máu, tăng đông máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, giảm oxy não, đều khiến nguy cơ ĐQ tăng mạnh.
Theo các bác sĩ, số lượng người bệnh ĐQ nặng và trẻ hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng ĐQ ở người trẻ liên quan đến các bệnh lý miễn dịch, di truyền, lối sống không khoa học như lạm dụng thuốc tránh thai, chất kích thích, rượu bia, TL, thừa cân béo phì, lười vận động, thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, công việc... Nhiều người nghĩ mình còn trẻ, khỏe nên không khám sức khỏe định kỳ, chỉ tới khi ĐQ vào viện mới phát hiện mình mắc các bệnh nền như huyết áp, tim mạch.
Bác sĩ khuyến cáo khi có người biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp (đau tức ngực, khó thở) hoặc ĐQ não (méo miệng, đi lại khó khăn, yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ, tri giác), cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh và tim mạch gần nhất để được can thiệp, cấp cứu kịp thời. |
Theo BS.CK2 Lê Thanh Đức- Trưởng Khoa Cấp cứu BVĐK Vĩnh Long, ở người trẻ tuổi, khi có các triệu chứng đau đầu chóng mặt nên đi khám định kỳ ít nhất là 1 năm/lần, kiểm tra huyết áp, làm đầy đủ các cận lâm sàng để tầm soát các bệnh lý có nguy cơ gây ĐQ. Nếu mắc bệnh cần phải điều trị kịp thời và dự phòng sớm bệnh lý ĐQ.
ĐQ là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh. Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm mỡ máu đồng thời giảm nguy cơ ĐQ ở người trẻ tuổi. Nói không với chất kích thích, TL và xây dựng thói quen ăn uống khoa học. Đặc biệt là thường xuyên khám sức khỏe định kỳ là cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin