Theo số liệu cập nhật của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) đến ngày 24/3, cả nước ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 15 ca so với cùng kỳ năm 2023). Số ca tử vong nhiều nhất tại các tỉnh: Đắk Lắk 4 ca; Phú Yên, Long An, Bình Thuận: cùng 3 ca; Quảng Bình, Gia Lai: cùng 2 ca. Thanh Hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Bến Tre, Cà Mau, Ninh Thuận đã có ca tử vong vì bệnh này.
(VLO) Theo số liệu cập nhật của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) đến ngày 24/3, cả nước ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 15 ca so với cùng kỳ năm 2023). Số ca tử vong nhiều nhất tại các tỉnh: Đắk Lắk 4 ca; Phú Yên, Long An, Bình Thuận: cùng 3 ca; Quảng Bình, Gia Lai: cùng 2 ca. Thanh Hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Bến Tre, Cà Mau, Ninh Thuận đã có ca tử vong vì bệnh này.
Biện pháp phòng bệnh dại hiệu quả là tiêm vaccine phòng dại khi chẳng may bị chó, mèo cào, cắn. |
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Vĩnh Long, 2 tháng đầu năm 2023, Vĩnh Long có trên 4.000 người bị các vết thương do chó, mèo, cắn, cào đến các cơ sở y tế tiêm vaccine phòng bệnh dại, tăng gần 300 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tại CDC tỉnh, mỗi ngày có hơn 20 người đến tiêm vaccine phòng bệnh dại, trong đó có gần 50% người đến tiêm mới, còn lại là tiêm nhắc cho đủ mũi.
Theo Phó giám CDC tỉnh Huỳnh Thanh Tân, bệnh dại là căn bệnh rất nguy hiểm và hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, khi bệnh nhân được xác định mắc bệnh dại thì tỷ lệ tử vong là 100%. Phần lớn người tử vong do bệnh dại là do chủ quan không tiêm vaccine phòng dại trong khi đây là căn bệnh có thể được phòng ngừa bằng vaccine.
Do đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, người dân khi bị chó, mèo cào, cắn cần nhanh chóng xử trí vết thương bằng cách rửa nước sạch liên tục khoảng 15 phút, dùng dung dịch i-ốt hoặc cồn 70 độ sát khuẩn lên vết thương, sau đó đến các cơ sở y tế để được tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt.
Tin, ảnh: SÔNG TRĂNG