Tôi đang mang thai và nghe nói phụ nữ khi có thai dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và cách điều trị như thế nào?
Tôi đang mang thai và nghe nói phụ nữ khi có thai dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và cách điều trị như thế nào?
Nguyễn Thị Mỹ Dung
(Trung Ngãi- Vũng Liêm)
Trả lời:
Đái tháo đường thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong thai kỳ. Tầm soát đái tháo đường được thực hiện tốt nhất khi mang thai 24- 28 tuần.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ: Người trên 25 tuổi, có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mắc một số bệnh lý không dung nạp được glucose, sử dụng các loại thuốc điều trị hen suyễn, cao huyết áp, tăng nhịp tim hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh, từng mắc tiểu đường thai kỳ, từng sinh bé có cân nặng lớn.
Nguyên tắc chung trong điều trị đái tháo đường thai kỳ là nên chia 3 bữa ăn chính thành 3 bữa chính, 2- 3 bữa phụ để đường huyết luôn giữ mức ổn định, không tăng quá sau bữa ăn nhiều và không hạ quá khi đói bụng. Trong mỗi bữa ăn hạn chế tối đa tinh bột như cơm, phở, bún, hủ tiếu…; bỏ hoặc hạn chế các loại đồ ngọt. Ăn bù nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, thịt, cá, sữa tươi không đường. Chọn thức ăn giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa. Dùng hỗ trợ viên thuốc bổ đa sinh tố có sắt, acid folic và canxi. Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày.
BS PHAN GIA HOÀNG
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Long)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin