Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Văn Hoàng- Trưởng Khoa Bệnh phổi- Dinh dưỡng, Bệnh viện Phổi Vĩnh Long, cho biết: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh lao, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tim mạch.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân Võ Văn Đen vào sáng 25/5. |
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Văn Hoàng- Trưởng Khoa Bệnh phổi- Dinh dưỡng, Bệnh viện Phổi Vĩnh Long, cho biết: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh lao, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tim mạch.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang điều trị phần lớn cũng do có thời gian dài hút thuốc lá. Ông Võ Văn Đen (52 tuổi, Tiền Giang) hút thuốc lá từ khi mới 16 tuổi, vui hút, buồn cũng hút, coi đó là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, có ngày ông đốt hơn 2 gói.
Do chủ quan nên tới khi phát hiện mắc bệnh COPD thì việc chữa trị với ông đã rất khó khăn. Nằm trong phòng bệnh, ông lo lắng: “Đàm bị đóng nghẹn trong cổ nên ho khó, thở cũng khó, đuối dữ lắm. Ngồi không cũng mệt nên giờ tui không còn mần gì nỗi. Cứ ra vô bệnh viện suốt, vài bữa ra là vô lại. Tui bỏ thuốc được vài tháng do thở không lên, sợ chết mới quyết tâm bỏ, chứ lúc trước nằm viện tui còn lén hút”.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hoàng, hút thuốc lá, thuốc lào là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh lao, ung thư phổi, hen phế quản, tim mạch. Đồng thời, khói thuốc đưa đến hạn chế về thông khí đường thở và lâu ngày dẫn đến bệnh COPD và bệnh này gây tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau tim mạch, ung thư và mức độ tàn phá cơ thể rất nghiêm trọng.
Trên thực tế bệnh nhân điều trị tại khoa cho thấy, đa số trong tình trạng hạn chế thông khí đường thở, đặc biệt COPD chiếm 70%, trong đó nhiều người có tiền sử hút thuốc lá.
Đến nay, bệnh COPD vẫn không có khả năng điều trị khỏi hẳn mà chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ở Việt Nam có tới 6,7% người trên 30 tuổi mắc bệnh COPD từ mức độ trung bình đến mức độ nặng. Những bệnh nhân bị bệnh COPD thường xuyên phải nhập viện, bị biến chứng toàn thân, chi phí điều trị tăng cao và chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những người hút thuốc lá, vi khuẩn lao có nguy cơ phát triển gấp 2 lần những người không hút thuốc lá. Điều đó đồng nghĩa với việc, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lao cao gấp 2 lần người không hút thuốc lá.
Bài, ảnh: MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin