Theo các bác sĩ nhi khoa, đa số trẻ em mắc COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, khi trẻ bị ho, sốt, chán ăn... phụ huynh cứ chăm sóc trẻ tương tự như những lần bé bị bệnh trước đây.
Theo các bác sĩ nhi khoa, đa số trẻ em mắc COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, khi trẻ bị ho, sốt, chán ăn... phụ huynh cứ chăm sóc trẻ tương tự như những lần bé bị bệnh trước đây.
|
Phụ huynh cần chuẩn bị khẩu trang dự phòng trong cặp của trẻ, trang bị sát khuẩn tay, bình uống nước riêng. |
Cách chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ lứa tuổi 5- 11 nếu tiêm vắc xin, khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ tiêm ngừa ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế. Khi trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà khi vẫn hoạt động, vui chơi và ăn uống gần như những ngày không mắc bệnh.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc; cho trẻ ăn nhẹ nhàng, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn cháo loãng hơn. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi họng bằng nước muối sinh lý. Cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo khô thoáng, sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
Việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Phụ huynh tạo không khí vui tươi, thoải mái để con cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải cách ly tại nhà. Thêm vào đó, hướng dẫn bé các bài tập vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe. Phụ huynh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng- Bệnh viện Nhi Trung ương, trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ chườm hạ sốt, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10- 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ, ngày không quá 4 lần. Riêng với việc uống thuốc hạ sốt, trẻ sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, phụ huynh cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà ở địa phương để được xử trí.
Nếu trẻ cảm thấy đau họng, ho nhiều thì có thể dùng các loại thuốc ho thảo dược, cẩn trọng lứa tuổi với thuốc ức chế ho và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Ngoài ra, với những trẻ quá nhỏ từ 3 tuổi trở xuống, cần kề cạnh chăm sóc thì người thân nên ở cùng trẻ tại phòng riêng, tránh tiếp xúc với các thành viên còn lại.
Xử lý khi phát hiện trẻ em
mắc COVID-19 tại trường
Sau hơn 2 tuần học sinh trở lại trường học tập và có ghi nhận các ca mắc COVID-19 là học sinh, theo TS. bác sĩ Hồ Thị Thu Hằng- Phó Giám đốc Sở Y tế, khi phụ huynh phát hiện trẻ có triệu chứng tại nhà thì cho trẻ nghỉ học và báo ngay cho nhà trường và cơ quan y tế để xử trí.
Trong trường hợp khi phát hiện trẻ mắc COVID-19 tại trường học cần chuyển ngay trẻ bệnh (F0) xuống phòng cách ly tạm thời của trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế để cùng xử lý. Đối với lớp có học sinh F0: cho học sinh ngồi yên tại chỗ, tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1. Tổ chức test kháng nguyên nhanh mẫu gộp cho toàn bộ lớp đó và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh là F1: cho F1 ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định (F1 đã tiêm đủ liều vắc xin thì ở nhà không quá 7 ngày, F1 chưa được tiêm đủ liều vắc xin ở nhà không quá 14 ngày).
Đối với trường hợp F0 đã xác định là không có những vấn đề về sinh thể, ví dụ như các em cảm thấy bình thường thì được về nhà theo dõi điều trị tại nhà trong vòng 7 ngày, sau đó sẽ xét nghiệm nếu âm tính thì có thể đến trường học lại. Còn những F0 có vấn đề về sức khỏe như là khó thở, đặc biệt đo SPO2 dưới 96% thì phải đến cơ sở y tế để điều trị.
Lớp học đó vẫn được tiếp tục học tập nếu như chúng ta đã xác định đầy đủ các trường hợp tiếp xúc gần và cũng đã làm test nhanh, khi làm test nhanh âm tính xong thì lớp học đó sẽ được di chuyển đến phòng cách ly kế bên rồi xử lý môi trường ở lớp học và học sinh sẽ trở lại lớp học sau đó.
Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh theo tuổi (1- 5 tuổi: ≥40 lần/phút, 5- 12 tuổi: >30 lần/phút, >12 tuổi: >20 lần/phút), khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi và đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím... để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý mua các loại thuốc kháng vi rút, kháng sinh, thuốc chứa corticoid vì nếu sử dụng không hợp lý có thể gây hại gan, thận, tổn thương các tế bào máu, ảnh hưởng tim mạch của trẻ. Không nghe theo các đơn thuốc được chia sẻ trên mạng, nhất là xông các loại lá cây lạ.
“Phương pháp xông lá cây và tinh dầu có thể phù hợp và hiệu quả với người lớn, nhưng ở trẻ em thì không thật sự cần thiết bởi trẻ dễ bị mất nước, rối loạn điện giải, nếu quá nồng độ cũng có thể gây rối loạn đường hô hấp”, bác sĩ Minh Tiến lưu ý.
|
Bài, ảnh: SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin