Thoái hóa khớp vai- cần điều trị sớm

09:12, 25/12/2021

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý viêm xương khớp phổ biến và thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây ra các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính và có thể gây ảnh hưởng đến cử động của cánh tay.

 

 

Các bài tập phục hồi chức năng giúp người bệnh giảm đau, tăng tầm vận động khớp, khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp,… phục hồi được chức năng sinh hoạt, lao động, thể thao.
Các bài tập phục hồi chức năng giúp người bệnh giảm đau, tăng tầm vận động khớp, khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp,… phục hồi được chức năng sinh hoạt, lao động, thể thao.

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý viêm xương khớp phổ biến và thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây ra các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính và có thể gây ảnh hưởng đến cử động của cánh tay.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp vai

Đây là bệnh không quá khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, cần có phương pháp chữa bệnh toàn diện, tác động trực tiếp vào căn nguyên nguồn bệnh.

Theo bác sĩ Hồ Thị Thanh Thùy- Phó Khoa Y học cổ truyền- Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An- Loan Trâm), thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên, do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh có cấu trúc xương bất thường, do chấn thương trong sinh hoạt lao động, tập luyện thể dục thể thao quá sức, những người mang vác nặng trên vai, nhân viên văn phòng,…

Vai bị đau, cứng do thoái hóa khớp sẽ gây hạn chế biên độ vận động của cánh tay, từ đó ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày như với tay lên cao để lấy đồ, đánh răng, chải đầu… Chị Nguyễn Hồng Nhung (43 tuổi, TP Vĩnh Long) cho biết: “Vai tôi luôn bị lói, nhức với tay lên lấy đồ, thậm chí chải đầu cũng đau khó chịu. Đêm ngủ cũng đau. Đi khám và qua các xét nghiệm, chụp CT bác sĩ chẩn đoán vai tôi bị thoái hóa khớp”.

Về triệu chứng của thoái hóa khớp vai, bác sĩ Hồ Thị Thanh Thùy cho biết: “Người bệnh sẽ đau tại chỗ khớp, đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động. Khớp vai sẽ bị sưng viêm ở mô mềm xung quanh, biểu hiện cứng khớp vai, khó khăn khi vòng phía sau hay nhấc cánh tay, có cảm giác đau và tê cứng. Khi xoay vai có thể nghe tiếng lục khúc do thiếu dịch vì sụn khớp đã bị bào mòn. Vai yếu dần và teo cơ”.

Điều này sẽ làm xuất hiện những cơn đau nhức ở vai, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp vai, gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Tuy đây là bệnh thường gặp ở người trung niên nhưng thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa.

Trong thời gian đầu, không ít bệnh nhân chủ quan cho rằng những cơn đau và hạn chế vận động khớp vai thỉnh thoảng xuất hiện chỉ là biểu hiện của thói quen lười vận động hoặc đơn giản là dấu hiệu của tuổi già. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp vai, vôi hóa hay tê liệt cơ vai, lưng; tàn tật vĩnh viễn. Và khi chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, giúp cân bằng lại cuộc sống cho người bệnh.

Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp vai ở mức độ nào còn phụ thuộc vào triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng. Theo bác sĩ Hồ Thị Thanh Thùy, ngoài khám tổng quát và người bệnh làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT hoặc MRI để có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng tổn thương ở vai, qua đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm hóa sinh cũng sẽ được chỉ định nhằm loại trừ những nguyên nhân gây thương tổn khớp vai khác như viêm khớp dạng thấp, gout, nhiễm trùng…

Thời gian qua, Khoa Y học cổ truyền- Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An- Loan Trâm) điều trị tốt cho những bệnh nhân thoái hóa khớp vai, duy trì các chức năng hoạt động của khớp bằng cách áp dụng bằng các kỹ thuật điều trị phù hợp.

Để phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp vai không xảy ra sớm và làm giảm nhẹ triệu chứng, bác sĩ Hồ Thị Thanh Thùy khuyến cáo người dân nên kiểm soát cân nặng, không để thừa cân; tập thể dục thể thao thường xuyên nhưng không quá mức, tập tư thế đúng để giảm thiểu áp lực đè nặng lên khớp; kiểm soát tốt lượng đường trong máu; chú trọng việc nghỉ ngơi đầy đủ; cẩn thận trong công việc và sinh hoạt thường ngày, hạn chế té ngã, chấn thương. Đồng thời, ăn đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và uống sữa để cung cấp vitamin và canxi; tránh thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ; tránh thức khuya, bia, rượu, thuốc lá.

“Người làm văn phòng nên lưu ý thay đổi tư thế mỗi giờ/lần, có thể vận động tại chỗ như vươn vai, gập cổ, xoay đầu từ phải qua trái, từ trái qua phải; tập vận động các khớp ngón tay- đặc biệt là những người sử dụng bàn phím nhiều. Nếu thấy có triệu chứng đau tăng dần khi vận động và đau nhiều hơn về cuối ngày, giới hạn vận động khớp, nghe có tiếng lạo xạo, lục cục trong khớp… nên đến bác sĩ chuyên khoa ngay”- bác sĩ Thanh Thùy cho biết.

Bài, ảnh: QUYÊN PHONG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh