Khói thuốc lá là tác nhân gây nên bệnh ung thư, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tại Việt Nam, bệnh COPD là căn bệnh gây tử vong hàng thứ 3 chỉ sau đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Khói thuốc lá là tác nhân gây nên bệnh ung thư, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tại Việt Nam, bệnh COPD là căn bệnh gây tử vong hàng thứ 3 chỉ sau đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Vĩnh Long- Nguyễn Thanh Truyền, những người có nguy cơ mắc bệnh COPD thông thường là bệnh nhân nam giới có độ tuổi trên 40 và có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó, cũng có một số ít bệnh nhân là nữ giới và không chỉ những bệnh nhân hút thuốc chủ động mà cả những trường hợp hút thuốc thụ động cũng mắc bệnh. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, khói bụi nghề nghiệp, hít phải khói từ bếp,… cũng là yếu tố nguy cơ khởi phát và làm tiến triển bệnh COPD. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh mà người dân cần lưu ý gồm: ho, khạc đờm mạn tính, thường khạc đờm về buổi sáng, khó thở tăng dần.
Đây là bệnh lý từ đường hô hấp, tiến triển dai dẳng và kéo dài khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí có những trường hợp nếu không được xịt những loại thuốc cắt cơn và không có các thuốc điều trị dự phòng kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra những biến chứng như tràn khí màng phổi hay các biến chứng về tim mạch như suy tim.
Khói thuốc lá chứa các chất độc hại có ảnh hưởng đến chức năng phổi. Độc tố được hít trực tiếp vào phổi trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến kích thích phổi nghiêm trọng, gây ra sự khởi đầu của bệnh COPD. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá vẫn tiếp tục và lâu dài, phổi ngày càng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm và suy thoái. Hệ lụy của bệnh COPD cho sức khỏe là hoàn toàn không nhỏ. Điều trị dự phòng là điều được các bác sĩ khuyến cáo đến cộng đồng để giảm bớt những hệ lụy này, trong đó, có một thói quen xấu rất cần phải từ bỏ, đó là hút thuốc lá. Đồng thời, người bệnh cần phải lạc quan, kiên trì, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bệnh COPD là 1 trong 10 căn bệnh không thể chữa khỏi và trên thế giới hiện có khoảng 330 triệu người đang phải chiến đấu với căn bệnh này. Mỗi năm, Việt Nam có tới 25.000 ca tử vong do bệnh COPD, nhiều hơn cả người chết vì tai nạn giao thông và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. |
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin