Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM), bệnh Covid-19 có thể có đến 60%-70% người mắc không có triệu chứng và được cách ly tại nhà; nếu xuất hiện triệu chứng, phần lớn là nhẹ, thì cũng phải bình tĩnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM), bệnh Covid-19 có thể có đến 60%-70% người mắc không có triệu chứng và được cách ly tại nhà; nếu xuất hiện triệu chứng, phần lớn là nhẹ, thì cũng phải bình tĩnh.
Lý do là đối với người trẻ, không có bệnh nền, không bị béo phì và đã tiêm vắc-xin mũi 1, vẫn có tác dụng giảm độ nặng của bệnh, thường sau khoảng 2 tuần.
Có triệu chứng thì phải làm gì? Thực ra, triệu chứng của bệnh Covid-19 ở nhóm bệnh nhẹ khá giống các triệu chứng cảm cúm mà ai cũng từng bị.
Đầu tiên là sốt. Sốt do Covid-19 hiếm khi vật "te tua" như nhiều loại sốt siêu vi khác như sốt xuất huyết. Bệnh nhân Covid-19 hay bị đau đầu, nhưng ít khi đau như bị nhức răng, mọc răng khôn. Tùy tình hình mà uống xen kẽ thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, ibuprofen (giảm đau tốt hơn).
Paracetamol là loại thuốc có rất nhiều thương hiệu, khi mua nên chú ý dòng chữ nhỏ bên dưới, tên thương hiệu khác nhau mà cùng có chữ paracetamol giống nhau thì cũng là paracetamol.
Đã có F0 uống nhầm 2 viên paracetamol cùng lúc, của 2 thương hiệu, vì tưởng là 2 loại. Điều này rất nguy hiểm.
Chỉ nên uống 1 viên 500 mg mỗi lần (người nặng quá 60 kg thì có thể uống 600 mg), mỗi 4-6 giờ và đừng căng thẳng quá khi sốt chưa kịp hạ.
Ho thì uống thuốc ho, thuốc ho thảo dược, tự chưng, hay siro ho... Không nên lo lắng khi hết sốt ho chút chút, hay ho kéo dài, hay đang hồi dần mà tập thở lỡ hít mạnh quá tự nhiên ho.
Ngủ không được cũng bình thường. Bệnh này có tác động thêm của việc đau đầu, lo lắng. Mất ngủ thì dùng thuốc ngủ thảo dược. Đau đầu thì uống thuốc giảm đau.
Và mất ngủ vài ngày cũng không sao, khi bớt bệnh, bớt lo, nhiều người tự dưng thấy mình buồn ngủ nhiều, cũng là cơ thể "đòi" ngủ bù thôi.
Đau bụng, tiêu chảy thì cũng uống thuốc tiêu chảy, không bằng đau bụng, nôn ói do rối loạn tiêu hóa khi ăn bậy, khi ngộ độc đâu.
Báo với cơ quan y tế khi thấy khó thở, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, nồng độ ôxy máu giảm (bắt đầu xuống dưới 95%, đau hoặc tức ngực thường xuyên, không tỉnh táo, da, móng tay, môi nhợt nhạt...), trong lúc chờ thì tập hít thở, nằm sấp để thở.
Đến ngày thứ 7 của bệnh, có thể tự test nhanh. Nếu thấy vạch thứ 2 mờ đi, tức là mình đang "qua" rồi. Ngày thứ 14 test lần nữa mà âm luôn, thì bạn đã an toàn.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM)/Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin