"Phải siết mạnh hơn, chặt hơn" trong phòng chống dịch COVID 19

10:11, 17/11/2020

Tình hình lây nhiễm SARS- CoV-2 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Ở Việt Nam, thực sự đã kiểm soát tốt dịch bệnh, các ca ghi nhận mới đều là trường hợp nhập cảnh nhưng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu lơ là trong phòng dịch.

 

Tình hình lây nhiễm SARS- CoV-2 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Ở Việt Nam, thực sự đã kiểm soát tốt dịch bệnh, các ca ghi nhận mới đều là trường hợp nhập cảnh nhưng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu lơ là trong phòng dịch.

Vĩnh Long tiếp nhận cách ly y tế tập trung công dân từ nước ngoài trở về, với 1.458 người.
Vĩnh Long tiếp nhận cách ly y tế tập trung công dân từ nước ngoài trở về, với 1.458 người.

74 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng

Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 16/11, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm 1.281, trong đó có 590 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài. Như vậy đã có 74 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, riêng Hà Nội là 89 ngày và TP Hồ Chí Minh là 106 ngày.

Nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước. Riêng 2 tuần đầu tháng 11 ghi nhận 76 ca nhiễm nhập cảnh. Đến nay, cả nước đã thực hiện hơn 1,3 triệu xét nghiệm RT-PCR.

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, Việt Nam đã chữa khỏi 1.103 bệnh nhân/ 1.265 bệnh nhân COVID-19 và đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 14 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 12 ca, số ca âm tính lần 3 là 13 ca.

Hơn 74 ngày, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đó là nhờ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tốt. Người dân ý thức được hiệu quả của việc sát khuẩn tay, đeo khẩu trang.

Dù, Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19, song, nguy cơ dịch COVID-19 quay lại là rất lớn do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Hiện vẫn còn nhiều trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam có nhiễm bệnh. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm các biện pháp như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy sự xuất hiện của tâm lý chủ quan.

Đáng lo ngại, hiện nay lại đang xuất hiện sự chủ quan, theo ghi nhận của phóng viên, việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở những nơi tụ tập đông người vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Tại nhiều nơi bắt buộc phải đeo khẩu trang như: bệnh viện, siêu thị, chợ, các điểm vui chơi giải trí, phương tiện công cộng…, nhiều người “lơ là” việc đeo khẩu trang.

Anh Lê Nhật Khang (Phường 4- TP Vĩnh Long) đề xuất: “Đi siêu thị, thậm chí vô bệnh viện khám bệnh cũng có không ít người chủ quan quên đeo khẩu trang. Dịch bệnh không chừa một ai, nếu mọi người ai cũng ý thức chấp hành theo khuyến cáo của nhành y tế, đeo khẩu trang khi ra đường, sát khuẩn tay,…thì việc phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả”.

“Phải siết mạnh hơn, chặt hơn” trong phòng chống dịch COVID-19

Tại cuộc họp thường trực BCĐ về công tác phòng chống dịch bệnh vào ngày 13/11, Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi số lượng chuyến bay đưa công dân về nước, chuyên gia nhập cảnh (trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế) tăng lên, trong khi số lượng ca mắc trên thế giới liên tục gia tăng. Thời tiết mùa đông, xuân sắp tới thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan.

Bệnh viện, bến bãi đậu xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ là 5 điểm người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Bệnh viện, bến bãi đậu xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ là 5 điểm người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế- cho biết thực hiện quan điểm chỉ đạo “phải bao thật chặt bên ngoài”, thời điểm này “phải siết mạnh hơn, chặt hơn” các biện pháp phòng chống dịch, bởi trong cộng đồng đã xuất hiện tư tưởng lơi lỏng, trong khi các nước khác lại đang siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa đất nước.

“Đây là giai đoạn cao điểm để chúng ta phải quyết tâm hơn. Tất cả các lực lượng phải vào cuộc quyết liệt hơn, bởi sắp tới sẽ là mùa đông khốc liệt, đặc biệt là vào thời điểm Tết Nguyên đán”- Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh không thể đảm bảo không có ca lây nhiễm trong cộng đồng trong thời gian tới, do đó các bộ ngành, địa phương cần rà soát, cập nhật, xây dựng các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống khó khăn hơn trong mùa đông.

Trước tình hình dịch COVID-19 rất phức tạp hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên ban yêu cầu, thời điểm này phải “siết mạnh hơn, siết chặt hơn” các biện pháp phòng chống dịch, nếu có tư tưởng lơi lỏng, chủ quan thì rất nguy hiểm. Tất cả các lực lượng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa vì sắp tới sẽ là “mùa đông khốc liệt”, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán. Các bộ ngành, địa phương rà soát, cập nhật các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị với mọi tình huống.

Đối với việc cập nhật thông tin lên “Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19” (www.antoancovid.vn), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần tập trung làm nhanh hơn nữa.

Bộ Y tế phải chỉ đạo trong tuần tới, tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt các trạm y tế, phòng khám tư nhân phải tự kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch, nếu không an toàn không được hoạt động. Tất cả các cơ sở y tế phải tuân thủ đầy đủ việc cập nhật lên “Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19” theo thời gian thực;…

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh việc yêu cầu cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch không chỉ thực hiện bắt buộc các cơ sở thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn mà còn có tác dụng lan tỏa tâm lý không chủ quan, lơ là ra toàn xã hội.

Từ ngày 15/11/2020, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bắt đầu phạt 1-3 triệu đồng nếu không đeo khẩu trang nơi công cộng theo Nghị định 117. Quy định này được đánh giá là rất cần thiết bởi nguy cơ dịch COVID-19 quay lại luôn thường trực, nhất là ở những thành phố có mật độ dân số lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh