Cần ý thức điều chỉnh hành vi hút thuốc lá!

07:08, 30/08/2020

Hút thuốc lá gây hại rất nhiều đến sức khỏe. Không chỉ có ung thư phổi, có tới 30% các bệnh ung thư liên quan thuốc lá: mũi, miệng, lưỡi, họng, thanh quản, thực quản, dương vật, tử cung, vú. Thuốc lá còn gây rụng tóc, tim mạch, loãng xương, da nhăn, vàng đầu móng tay,...

 

 

Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không đề cập hoặc liên quan tới sản phẩm thuốc lá).
Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không đề cập hoặc liên quan tới sản phẩm thuốc lá).

Hút thuốc lá gây hại rất nhiều đến sức khỏe. Không chỉ có ung thư phổi, có tới 30% các bệnh ung thư liên quan thuốc lá: mũi, miệng, lưỡi, họng, thanh quản, thực quản, dương vật, tử cung, vú. Thuốc lá còn gây rụng tóc, tim mạch, loãng xương, da nhăn, vàng đầu móng tay,...

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, hút thuốc lá khiến hơn 8 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu, trong đó hơn 7 triệu người hút thuốc lá trực tiếp, khoảng 1,2 triệu người hút thuốc thụ động (bị buộc phải hít khói thuốc tỏa ra từ người hút thuốc lá trực tiếp). Những người bị “bắt” phải hút thuốc thụ động là người già, phụ nữ, trẻ em và họ bị tổn thương nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, nước ta nằm trong nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, với khoảng 18 triệu người. Các nghiên cứu chuyên ngành chỉ ra, trong số người hút thuốc lá thường xuyên, gần 76% người hút ít nhất nửa gói thuốc mỗi ngày và hơn 37% người hút hết cả gói thuốc. Đó là chưa kể hàng chục triệu người bị “bắt” phải hút thuốc thụ động.

Đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập cuối tháng 4/2020 cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn những người không hút thuốc. COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi khiến cơ thể khó chống lại SARS-CoV-2 và các bệnh khác.

Theo WHO, trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc lá, nhịp tim và huyết áp giảm. Sau 12 giờ bỏ hút thuốc, nồng độ cacbon monoxit trong máu giảm xuống bình thường. Sau 2- 12 tuần, bỏ hút thuốc sẽ làm hệ tuần hoàn được cải thiện và từ 1- 9 tháng, sẽ giảm ho và khó thở. WHO nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nghiên cứu có hệ thống, chất lượng và được phê duyệt sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cá nhân và cộng đồng, trong đó có việc hạn chế thuốc lá.

Tại Việt Nam, thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá là thực thi các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá, điều kiện đảm bảo để phòng chống tác hại của thuốc lá... Nhưng trước hết, có thể mỗi người hút thuốc lá hãy điều chỉnh lại hành vi (hút thuốc) của mình để hạn chế ảnh hưởng, tác hại với chính bản thân, người xung quanh và cộng đồng.

Bài, ảnh: TƯỜNG VÂN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh