Thối tai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bởi vậy nếu thấy tai có mùi hôi thối, không được tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ
Thối tai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bởi vậy nếu thấy tai có mùi hôi thối, không được tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ
Nhiều người lớn hoặc trẻ con khi tai có mùi hôi thối, phải đi khám bác sĩ Tai-mũi- họng. Tuy nhiên cũng không ít người lại tự ý mua các dung dịch sát trùng về nhỏ hoặc mua thuốc cam, thuốc bột gia truyền về thổi vào tai…
Vậy triệu chứng thối tai do nguyên nhân gì mà có và liệu đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Bài viết này đề cập những bệnh lý nguy hiểm (thậm chí nguy hiểm đến tính mạng) nếu thấy ngoài biểu hiện có dịch thối từ tai, còn có thêm các biểu hiện đi kèm như sau:
- Đau tai, đau dữ dội trong tai hoặc sau tai, đau lan lên vùng thái dương hoặc có những vùng đau khu trú ở vùng đầu bên tai chảy dịch hôi
- Năng lực nghe kém, giảm nhanh chóng
- Dịch chảy ra có lẫn máu trông lờ lờ như máu cá
- Méo mặt bên chảy dịch
- Sưng đỏ sau tai hoặc trước tai hoặc ngay dưới tai chảy dịch hôi
Đó có thể là các bệnh:
Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholesteatoma, viêm tai giữa mạn tính hồi viêm, viêm tai giữa mạn tính hồi viêm xuất ngoại
Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm là loại viêm tai giữa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm màng não, áp xe não...
Trong đó đặc biệt lưu ý tới viêm tai giữa mạn có Cholesteatoma: là chất có thể hủy hoại xương vùng xung quanh tai gây liệt mặt, chóng mặt (rò ống bán khuyên) và đưa nhiễm trùng từ tai vào não: viêm tắc tĩnh mạch bên do tai, viêm màng não do tai, abcess não do tai…
Triệu chứng: dịch tai thường có mùi thối khẳn như cóc chết, dịch chảy ra lẫn những mảng óng ánh như xà cừ, thả vào nước nổi lên như váng mỡ. Kèm theo có thể thấy vùng sau tai sưng, vành tai vểnh, ấn sau tai đau chói. Nghe kém đi đột ngột, giai đoạng nặng có dấu hiệu của hội chứng não- màng não: đau đầu dữ dội, nôn vọt, cứng gáy, bệnh nhân nằm tư thế cò súng do sợ ánh sáng.
Trường hợp này khi được đến đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ xử lý bằng phẫu thuật, thường là phẫu thuật cấp cứu hoặc cấp cứu có trì hoãn nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh tích.
Ung thư tai
Ung thư tai rất hiếm, nhưng có thể xảy ra ở ống tai, tai giữa hoặc tai trong. Nó có thể gây ra bởi nhiễm trùng tai thường xuyên...
Các triệu chứng của bệnh ung thư tai phụ thuộc vào việc nó có nằm trong ống tai, tai giữa hoặc tai trong hay không và có thể bao gồm: đau tai, chảy dịch tai lẫn máu, có mùi hôi thối của xương bị hoại tử. Liệt mặt nếu ở tai giữa. Nhức đầu, ù tai hoặc chóng mặt nếu nằm trong tai trong. Thường bệnh nhân đã điều trị nội khoa không thấy thuyên giảm.
Với ung thư tai, tùy vào giai đoạn và vị trí của khối u, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật phối hợp với xạ trị.
Viêm ống tai ngoài ác tính (viêm ống tai ngoài hoại tử)
Là tình trang nhiễm khuẩn nặng ống tai ngoài (cốt tủy viêm). Sau giai đoạn viêm tế bào, nhiễm khuẩn tiến sau gây viêm xương nền sọ. Nguyên nhân thường do pseudomonase aeruginosa+/-Staph. Hay gặp ở những người có tình trạng miễn dịch kém (ví dụ già yếu, nhiễm HIV…)
Triệu chứng: đau tai dữ dội, dai dẳng làm mất nủ, chảy mủ nhiều, thối, soi tai thấy vùng polyp hay hoại tử ở sàn ống tai, vùng nối giữa ống tai xương- sụn. Có thể có những biến chứng như: tổn thương đây thần kinh sọ, liệt dây VII, lan nhiễm trùng sang tuyến mang tai, xương chũm, xương hàm, lan vào nền sọ, viêm màng não…
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh mạnh để điều trị./.
Trường hợp thối tai nhưng không nguy hiểm Tuy nhiên cũng có những trường hợp mùi thối của tai không phải là bệnh lý nguy hiểm, mà đó là bệnh liên quan đến Nút biểu bì ống tai ngoài. Nhiều người thấy tự nhiên tai có mùi thối, và có dịch màu trắng bẩn hoặc nâu bẩn chảy ra cửa tai, mặc dù không có tiển sử viêm tai giữa. Khám kiểm tra thấy ống tai ngoài không có tổn thương nhưng có nhiều tổ chức mủn bẩn, mùi thối khẳn. Hút và làm sạch thấy màng nhĩ cũng hoàn toàn bình thường. Đây là trường hợp tuyến tiết của ống tai ngoài tiết ra các chất dạng cholessteatoma, dễ bị bội nhiễm khi tai bị ẩm lâu ngày. Những trường hợp này phải có sự chăm sóc và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. |
Theo PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)/ VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin