Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người bị cơn đột quỵ não; cứ 6 giây có một người qua đời vì đột quỵ. Đột quỵ não (hay còn thường gọi là tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người bị cơn đột quỵ não; cứ 6 giây có một người qua đời vì đột quỵ. Đột quỵ não (hay còn thường gọi là tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
Ở Việt Nam, con số những ca đột quỵ mỗi năm tăng thêm 200.000 người mắc, trong đó nhồi máu não chiếm tỷ lệ trên 70%, có 104.000 người tử vong do đến muộn và nhiều bệnh nhân có khả năng bị tàn phế suốt đời. Nhiều người vẫn lầm tưởng đây là căn bệnh không thể hồi phục.
Song, ngày nay với sự tiến bộ của y học, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ được cứu sống, vẫn có thể hồi phục sức khỏe để trở lại với cuộc sống bình thường, nếu được phát hiện kịp thời và nhanh chóng được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị.
Theo TS.BS Trần Chí Cường- Giám đốc Y khoa Bệnh viện Tim mạch- Đột quỵ TP Cần Thơ (Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S)- Chủ tịch Hội Thần kinh và Can thiệp mạch máu não TP Hồ Chí Minh, nơi đủ điều kiện cho chẩn đoán bệnh nhân có bị đột quỵ hay không tối thiểu phải có CT-Scan (bệnh viện không có CT-Scan, không nên nhận điều trị đột quỵ).
Nơi điều trị đột quỵ cấp tốt nhất là nơi có thể thực hiện được tất cả các phương pháp chẩn đoán đột quỵ từ CT, MRI, DSA; là nơi có thể thực hiện được tất cả các phương pháp điều trị đột quỵ; tiêm tĩnh mạch Rtpa, can thiệp lấy nội mạch DSA huyết khối, can thiệp vỡ mạch bằng coils, Stent, keo gây tắc cầm máu, phẫu thuật cầm máu, mở sọ giải ép, kẹp túi phình, gây mê, hồi sức tích cực,…
Quan trọng hơn hết, đó là nơi bệnh nhân đến được trong khoảng 2 giờ để có thể điều trị kịp trong thời gian vàng.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là kiến thức người dân vì chỉ họ mới nhận biết và tiếp cận người bệnh nhanh nhất và việc sơ cứu ban đầu hiệu quả hoặc ít nhất là không hại thêm bệnh nhân.
Có phương tiện cấp cứu vận chuyển có chuyên môn và máy móc y tế hỗ trợ; hệ thống giao thông thuận lợi. Song song đó, có mạng lưới y tế phối hợp tốt như sơ cứu chẩn đoán, hội chẩn, chuyển viện; BHYT, BHXH, quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo... Đặc biệt, bác sĩ can thiệp phải được đào tạo chuyên nghiệp để hạn chế tai biến cho nạn nhân.
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin