Ấu trùng giun đũa chui qua da, bò trên cánh tay

10:06, 23/06/2019

Bệnh nhân nữ 45 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Khi bệnh nhân đến bệnh viện cách đây 2 tuần, trên cánh tay có "đường hầm" màu đỏ, là đường mà ấu trùng giun đũa chó mèo làm để di chuyển.

Bệnh nhân nữ 45 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Khi bệnh nhân đến bệnh viện cách đây 2 tuần, trên cánh tay có "đường hầm" màu đỏ, là đường mà ấu trùng giun đũa chó mèo làm để di chuyển.

Ấu trùng giun đũa chó mèo di chuyển trên da cánh tay bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Ấu trùng giun đũa chó mèo di chuyển trên da cánh tay bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Ông Phạm Ngọc Minh, trưởng bộ môn ký sinh trùng ĐH Y Hà Nội, cho hay bệnh nhân vào viện từ khoảng 2 tuần trước do thấy ngứa trên da, trên cánh tay có một đường ngoằn nghèo màu đỏ, là "đường hầm" để ấu trùng đi qua. Qua xét nghiệm, bác sĩ phát hiện ấu trùng đó là ấu trùng giun đũa chó mèo.

"Tuần nào tôi cũng gặp bệnh nhân nhiễm ấu trùng, biểu hiện thành u, cục trong gan hoặc các bộ phận cơ thể, nhưng ấu trùng di chuyển trên da như bệnh nhân này thì ít gặp hơn, nhiều tháng mới thấy một bệnh nhân" - ông Minh cho biết.

Ấu trùng giun đũa chó mèo có thể từ đất, cây cỏ... vào cơ thể người qua da, rồi từ đó di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Nhưng ông Minh cho biết nguy hiểm nhất là khi ấu trùng di chuyển lên não. 

Trong tình huống ấu trùng biểu hiện là các u, cục dễ bị chẩn đoán nhầm, theo ông Minh phải có các các xét nghiệm mới chẩn đoán được chính xác, sau đó bệnh nhân được điều trị bằng thuốc trong khoảng 3 tuần.

Do ấu trùng có thể từ đất, cây cỏ... vào cơ thể, những người làm việc trực tiếp với đất cần có phương tiện bảo hộ. 

Bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn rau sống, do có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và ấu trùng các loại.

Theo TTO

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh