Những ngày tết trẻ được nghỉ học nhiều, được ăn uống, vui chơi thỏa thích. Các bậc phụ huynh vì thế cũng cần nhiều thời gian chăm sóc cho các "thiên thần nhỏ" của mình để các bé khỏe mạnh, cả nhà cùng vui.
Những ngày tết trẻ được nghỉ học nhiều, được ăn uống, vui chơi thỏa thích. Các bậc phụ huynh vì thế cũng cần nhiều thời gian chăm sóc cho các “thiên thần nhỏ” của mình để các bé khỏe mạnh, cả nhà cùng vui.
Phòng ngừa hiệu quả, sẽ giúp quý phụ huynh chăm sóc tốt hơn những đứa con thân yêu của mình và để gia đình cùng đón một cái tết thật vui và trọn vẹn. |
Phòng ngừa tai nạn thương tích cho con
Theo Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, những tai nạn ngày tết trẻ em thường gặp là hóc kẹo, hạt dưa, phỏng nước sôi, nước trà, canh, ngộ độc thực phẩm, uống nhầm hóa chất, ngạt nước do té ao hồ, thau chậu, tai nạn giao thông;…
Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp trẻ bị tai nạn hy hữu. Bé gái 6 tuổi (Quận Bình Tân) chơi bút chì, vấp té bị bút chì đâm vào mặt, bé thoát chết trong gang tấc khi chiếc bút chì đâm xuyên qua sóng mũi và cắm sâu gần 4 cm vào sát bờ dưới trong ổ mắt, chỉ cần chiếc bút đi chệch vị trí khoảng 1 mm thì cô bé đã mất mạng.
Sau khi khẩn trương bóc tách lấy dị vật, các bác sĩ tai mũi họng đã kiểm tra mặt trước xoang hàm, xương chính mũi nguyên vẹn, cầm máu kĩ, đặt dẫn lưu găng, đóng vết thương và ổn định hồi sức cho bệnh nhi.
Bé trai 4 tuổi (Long An), đang nằm chơi ngậm thanh cầu bánh xe đồ chơi, nuốt trôi luôn thanh dị vật dài 3 cm, có 2 đầu nhọn vào dạ dày. Các bác sĩ khẩn trương nội soi lấy được dị vật ra ra khỏi cơ thể bệnh nhi.
Cận tết, nhiều gia đình hay trữ hóa chất trong nhà để lau chùi, sơn phết nhà cửa, lư đồng,… Đây là mối đe dọa với trẻ- nhất là khi nhiều gia đình vẫn giữ thói quen chứa hóa chất trong những chai nước giải khát quen thuộc hằng ngày của trẻ.
Bệnh nhi đến khám bệnh tại BVĐK Triều An- Loan Trâm. |
Để phòng ngừa tai nạn và ngộ độc ở trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo, khi bé chơi cần có sự giám sát của người lớn. Cần để thuốc và háo chất ngoài tầm với trẻ; không để hóa chất trong vỏ chai nước uống.
Khi trẻ bị ngộ độc, bị hóc dị vật, không được móc họng cho trẻ nôn ra vì hành động này vô tình đẩy dị vật vào sâu bên trong,làm tình trạng nguy kịch hơn. Khi đó, nên sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Để trẻ con vui khỏe ngày tết
Tết là thời điểm giao mùa đông - xuân, thời tiết thay đổi, là thời điểm thuận lợi để nhiều loại vi trùng, siêu vi gây bệnh phát triển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Những ngày tết là dịp trọng đại của các gia đình hay bạn bè quây quần thăm hỏi nhau nên giờ giấc sinh hoạt hằng ngày dù nhiều hay ít cũng bị đảo lộn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhiều bé ham chơi mà quên cả ăn, ngủ. Giờ giấc bữa ăn, giấc ngủ thay đổi dễ làm cho bé sụt cân. Nhiều gia đình thường chọn tết tổ chức du lịch dài ngày để thay đổi không khí nên không thể nấu nướng hằng ngày, cho trẻ ăn những thức ăn nhanh hay chỉ uống sữa… sẽ khiến trẻ thiếu chất, sụt cân.
Thức ăn mua ở ngoài không bảo đảm vệ sinh sẽ làm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cho nên, dù thế nào cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ đầy đủ cho trẻ.
Theo BS CK1 Huỳnh Cẩm Huy- Trưởng Khoa nhi BVĐK Triều An Loan Trâm (TP Vĩnh Long), dịp tết thông thường trẻ hay được cha mẹ cho về quê, hoặc đi du lịch, có khi được ăn những thức ăn để lâu trong tủ lạnh thường sẽ gây một số bệnh lý về đường tiêu hóa như đi ngoài hoặc bị ngộ độc thức ăn.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho con, các gia đình đảm bảo chế độ ăn uống như những ngày bình thường, phải vừa đủ chất dinh dưỡng, vừa hợp vệ sinh.
Ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cũng cần bổ sung vitamin hoặc những chất khoáng có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh trong thời điểm hiện nay do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng yếu.
Trong đó, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, nhiễm siêu vi chiếm đa số các trường hợp nhập viện điều trị.
Để phòng tránh các bệnh nói chung, cũng như bệnh hô hấp, bệnh đường tiêu hoa cho trẻ trong dịp tết, BS Cẩm Huy lưu ý cha mẹ nên vệ sinh mũi, họng, nhỏ mũi hàng ngày cho con; rửa tay đúng cách thường xuyên; giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Nếu trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì khuyến khích trẻ uống nhiều nước và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay phòng tránh mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Theo BS CK1 Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1- TP Hồ Chí Minh) lưu ý các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ ngày tết: - Những ngày gần tết; nấu nướng dọn dẹp lu bu coi chừng trẻ bị phỏng, lục tung cái chai lọ, coi chừng bé uống nhầm |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin