Tin vui cho các bệnh nhân lao kháng thuốc

07:10, 23/10/2018

Các bác sĩ tại Belarus, một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, đã kiểm chứng một phương pháp chữa trị mới, mở ra cơ hội chữa khỏi cho các bệnh nhân bị lao kháng thuốc với tỷ lệ thành công lên tới 90%. 

Các bác sĩ tại Belarus, một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, đã kiểm chứng một phương pháp chữa trị mới, mở ra cơ hội chữa khỏi cho các bệnh nhân bị lao kháng thuốc với tỷ lệ thành công lên tới 90%. 

Tình trạng bệnh lao kháng đa thuốc hiện đã được xác nhận tại ít nhất 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh: AP
Tình trạng bệnh lao kháng đa thuốc hiện đã được xác nhận tại ít nhất 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh: AP

Phương pháp chữa trị mới được đánh giá như “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến đẩy lùi căn bệnh chết người này trên toàn cầu. Các bác sĩ tại Belarus đã dành nhiều tháng trời để thử nghiệm loại thuốc mới giống bedaquiline kết hợp với một số loại kháng sinh khác. Kết quả trong số 181 bệnh nhân được thử nghiệm phương pháp mới có tới 168 người hoàn toàn khỏi bệnh, tương đương 92,8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thành công của các phương pháp hiện tại là 55%. Các thử nghiệm tiếp theo với loại thuốc này ở các nước Đông Âu, châu Phi và Đông Nam Á tiếp tục đạt tỷ lệ thành công tương đương 93%.

Giám đốc khoa học của Liên minh quốc tế chống lao và các bệnh về phổi Paula Fujiwara nhận định các kết quả thử nghiệm đã xác nhận loại thuốc mới giống bedaquiline có thể chữa trị và cải thiện tình trạng những bệnh nhân lao kháng đa thuốc và lao kháng thuốc diện nặng. Trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và thực hành về bệnh lao có trụ sở tại Minsk, Alena Skrahina, đánh giá phương pháp mới rất tiềm năng, xác nhận tính hiệu quả, song chưa xác nhận những quan ngại về vấn đề an toàn.

Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), đây là nguyên nhân khiến ít nhất 1,7 triệu người thiệt mạng trong năm 2017. Tỷ lệ tử vong do bệnh lao gây ra cao gấp 3 lần so với bệnh sốt xuất huyết và căn bệnh này cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết của những người nhiễm HIV/AIDS.

Theo WHO, tình trạng bệnh lao kháng đa thuốc hiện đã được xác nhận tại ít nhất 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ đã chiếm đến ¼ số ca bệnh lao kháng đa thuốc hiện nay trên thế giới. Đáng lo ngại là tình trạng lao kháng thuốc hay lao kháng đa thuốc đang diễn biến phức tạp. Hiện quy trình giám sát điều trị bệnh lao bắt buộc kéo dài trong 6 tháng với điều kiện người bệnh phải tuân thủ các liều thuốc quy định mỗi ngày. Tuy nhiên, việc giám sát các ca bệnh lao trên thế giới đang được thực hiện khá lỏng lẻo, khiến cho các ca bệnh lan nhanh.

Thêm vào đó, ở nhiều nước, thuốc được bảo quản không đúng quy định hoặc thuốc cung cấp không đủ đáp ứng toàn bộ quy trình điều trị, nên tình trạng kháng thuốc càng diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt ở những nơi đông người như bệnh viện hay nhà tù.

Tin vui này được công bố trong bối cảnh các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị gặp nhau tại Hội nghị toàn cầu về sức khoẻ của phổi ở thủ đô Hague của Hà Lan. Tháng trước, bên lề ĐHĐ LHQ, các nước thành viên LHQ đã đồng ý một kế hoạch toàn cầu để chống lại bệnh lao và tạo điều kiện tiếp cận rẻ hơn với các loại thuốc quan trọng. Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết 13 tỷ USD mỗi năm để chấm dứt dịch bệnh lao, nâng mức tài trợ nghiên cứu từ 700 triệu USD hiện nay lên tới hơn 2 tỷ USD.

Theo KHÁNH HƯNG/SGGPO

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh