Giẫm phải kim tiêm đã qua sử dụng, phải làm sao?

02:06, 15/06/2018

Con trai tôi năm nay 13 tuổi, cách đây 10 ngày đi trên đường vô tình cháu đạp trúng kim tiêm có dính máu, chân có chảy máu nhưng cháu không nói nên chưa sơ cứu gì cả, gia đình rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết, tôi có nên đưa cháu đi xét nghiệm HIV không?

Con trai tôi năm nay 13 tuổi, cách đây 10 ngày đi trên đường vô tình cháu đạp trúng kim tiêm có dính máu, chân có chảy máu nhưng cháu không nói nên chưa sơ cứu gì cả, gia đình rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết, tôi có nên đưa cháu đi xét nghiệm HIV không?

Nguyễn Văn Hưng

(Tân Lộc-Tam Bình)

Trả lời:

Giẫm đạp phải kim tiêm đã qua sử dụng có thể có nguy cơ lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV, uốn ván…

Với kim tiêm, ngành y tế chia ra 2 tình huống: một là bơm kim tiêm còn mới (khi quan sát thấy kim tiêm còn sạch, mũi kim còn sáng, vỏ nhựa còn trong hay mới quan sát thấy người khác vừa sử dụng), hai là, bơm kim tiêm cũ (kim tiêm bám bụi bẩn bên ngoài, mũi kim sét rỉ, vỏ nhựa đục mờ). Trên thực tế, với các kim cũ, rỉ sét, nguy cơ lây nhiễm HIV gần như không còn.

Bạn không nên quá lo lắng, vì nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần bị kim đâm là rất thấp chỉ vào khoảng 0,3 đến 0,5%. Hơn nữa không phải bơm kim tiêm nào cũng dính máu có HIV nên nguy cơ lây nhiễm HIV càng khó xảy ra.

Con bạn đạp kim tiêm đã 10 ngày thì biện pháp dùng thuốc dự phòng nhiễm HIV không còn hiệu quả nữa. Bạn nên cho cháu đến các cơ sở y tế chuyên ngành truyền nhiễm hoặc chuyên về tiêm phòng để các bác sĩ xem xét lại vết thương và xử trí nếu thấy cần thiết.

BS PHAN GIA HOÀNG

(Trung tâm TT- GDSK Vĩnh Long)

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh