Ý thức cộng đồng- biện pháp mạnh ngăn ngừa sốt xuất huyết

04:08, 24/08/2017

Cứ đến mùa mưa là bệnh sốt xuất huyết (SXH) lại bùng phát. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này nặng có thể gây tử vong do trụy tim mạch hoặc bị xuất huyết ồ ạt... Chính vì thế mọi người nên biết mức độ nguy hiểm của SXH, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phòng ngừa dịch bệnh này.

Cứ đến mùa mưa là bệnh sốt xuất huyết (SXH) lại bùng phát. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này nặng có thể gây tử vong do trụy tim mạch hoặc bị xuất huyết ồ ạt... Chính vì thế mọi người nên biết mức độ nguy hiểm của SXH, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phòng ngừa dịch bệnh này.

Người dân tìm hiểu biện pháp phòng SXH từ ngành y tế để có ý thức hơn trong ngăn ngừa bệnh trong cộng đồng.
Người dân tìm hiểu biện pháp phòng SXH từ ngành y tế để có ý thức hơn trong ngăn ngừa bệnh trong cộng đồng.

Mọi người đừng lơ là phòng chống muỗi chích

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tân- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (Sở Y tế), nếu như trước đây thường SXH mắc theo mùa mưa, thì nay không còn theo mùa mà đã lưu hành quanh năm, kể cả mùa khô hay mưa.

Trên địa bàn tỉnh, diễn biến bệnh SXH phức tạp, số ca mắc tăng cao từ những tháng đầu năm và tăng liên tục đến nay ở hầu hết tất cả các huyện.

Báo cáo Sở Y tế, trong tháng 8 (15/7- 15/8) năm nay ghi nhận 230 ca bệnh, tăng 187 ca (434,88%) so tháng cùng kỳ năm 2016. Cộng dồn đến hiện tại, bệnh có 1.117 ca, so cùng kỳ năm 2016 là 612 ca, tăng 505 ca (82,51%). Dự báo số mắc SXH sẽ tiếp tục còn tăng hơn trong thời gian tới.

Trong khi ngành y tế khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khống chế SXH thì một bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm phòng chống căn bệnh nguy hiểm này và theo ngành y tế, đây được xem là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng.

Dĩ nhiên biết SXH do muỗi chích, nhưng không phải ai cũng nắm hết môi trường sống và cơ chế lây truyền bệnh.

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tân, muỗi vằn hoạt động và chích người vào ban ngày. Trong khi không nhận biết, người dân có thể bị muỗi chích vào thời điểm này để truyền bệnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Nga (thị trấn Long Hồ) nói: “Nhà cô cũng xịt muỗi, đốt nhang muỗi vào ban đêm. Giờ nghe báo đài mới biết muỗi SXH chích vào ban ngày nữa, nên ngày cho tụi nhỏ ngủ mùng luôn, đề phòng bệnh”.

Là địa phương có số ca mắc SXH cao nhất tỉnh (gần 30%) và nguy cơ bùng phát dịch, Trung tâm Y tế huyện Long Hồ triển khai nhiều biện pháp giám sát ca bệnh, xử lý các ổ dịch SXH nhỏ không để bùng phát.

Trung tâm Y tế đã phun hóa chất diệt muỗi tại các xã- thị trấn có trường hợp mắc SXH nặng hoặc tại ấp có 2 ca mắc trở lên trong tuần; đồng thời vận động người dân vệ sinh môi trường không để muỗi có nơi sinh sản, gây bệnh...

Ý thức phòng vẫn quan trọng nhất để tránh SXH

Vỏ xe này đã được đổ hết nước đặt trên cao, nhưng xung quanh vẫn cần làm sạch sẽ để hạn chế lăng quăng, muỗi.
Vỏ xe này đã được đổ hết nước đặt trên cao, nhưng xung quanh vẫn cần làm sạch sẽ để hạn chế lăng quăng, muỗi.

Có con bệnh SXH nặng, điều trị tại Bệnh viện tỉnh, chị M.K. (xã Hòa Ninh- Long Hồ) lo lắng: “Tui có nghe bệnh SXH nhưng cũng hổng rành phòng tránh ra sao. Mấy ngày chăm con, tui nghe lời khuyên bác sĩ về vệ sinh xung quanh nhà, ngủ ngày cũng phải giăng mùng tránh muỗi đốt”.

Do đó, yếu tố quan trọng cùng ngành y tế khống chế SXH không để lây lan là ý thức mọi người dân trong cộng đồng.

Chuyên gia y tế từng khuyến cáo, chỉ dành 10 phút trong một tuần để diệt lăng quăng bằng cách thay nước bình bông, chén nước kê chân tủ thức ăn, lật úp đổ bỏ các vật chứa nước phế thải (chai lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ lon, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ);

móc máng quần áo gọn gàng; dọn dẹp môi trường quang quẻ; đậy kín lu, bể nước sinh hoạt; ngủ mùng... là ngăn ngừa hiệu quả SXH.

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người dân khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của SXH như đã nói, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chẩn đoán, can thiệp kịp thời.

Nếu sốt siêu vi, sau khi uống thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cơ thể người bệnh đang cao (38- 41 độ C) có thể trở về bình thường (37 độ C). Còn với SXH, thì dùng thuốc hạ sốt sẽ không giảm, thời gian sốt 2-3 ngày trở lên. Biểu hiện của người SXH có đau cơ, đau 2 bên thái dương, 2 bên hốc mắt... nặng hơn là xuất huyết dưới da.

Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách: cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn cháo, súp, có thể cho uống dung dịch Oresol. Theo chỉ dẫn bác sĩ, có thể uống hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt), đưa đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường, tránh để bệnh nặng.

Chuyên viên Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vừa qua giám sát SXH tại Vĩnh Long đã chỉ cặn kẽ bà con đậy kín lu, bồn nước. Người dân biết việc này nhưng vẫn còn lơ là: đó là đậy miếng vải mùng hoặc bạt ny lông vừa miệng lu, thành bồn nước, sau đó đậy kỹ bằng nắp lu, bồn hoặc dùng vật nặng dằn cho kín kẽ. Trữ nước trong lu, bể xài hàng ngày thì bà con nên xài hết lu này đến lu khác, tránh xài lưng chừng rồi đậy không kín, muỗi vằn vào đó đẻ trứng.

Bài, ảnh: THÚY QUYÊN- TƯỜNG VÂN

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh