Theo ThS. Lê Nhất Phương Hồng- chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Sữa mẹ quốc tế, chủ đề năm nay rất phù hợp với Việt Nam, bởi nhiều người đang ngộ nhận, khi mẹ bắt đầu đi làm sau nghỉ đẻ thì không thể nuôi con bằng sữa mẹ được nữa.
Theo ThS. Lê Nhất Phương Hồng- chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Sữa mẹ quốc tế, chủ đề năm nay rất phù hợp với Việt Nam, bởi nhiều người đang ngộ nhận, khi mẹ bắt đầu đi làm sau nghỉ đẻ thì không thể nuôi con bằng sữa mẹ được nữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ thành công
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp cho trẻ sơ sinh các chất dinh dưỡng cần thiết. WHO khuyến cáo cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bú kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đến khi trẻ được ít nhất 2 tuổi.
Làm được điều này giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp trẻ hoàn thiện được trí não cũng như làm giảm khả năng mắc bệnh khi trưởng thành.
Chuyện nuôi con bằng sữa mẹ tưởng chừng tự nhiên và đơn giản nhưng thực chất không dễ dàng với nhiều gia đình bởi sự tấn công ồ ạt của sản phẩm thay thế sữa mẹ. Sự tài tình của công nghệ quảng cáo khiến cho nhiều mẹ tin vào chất lượng sữa công thức tốt hơn sữa của mình.
Bên cạnh đó là tâm lý thiếu tự tin về khả năng đủ sữa để nuôi con đã mang lại nhiều khó khăn. Tại nhiều gia đình, để được nuôi con bằng sữa của mình, các bà mẹ như bước vào cuộc chiến với các thành viên còn lại cũng tại niềm tin của nhiều người đặt cả vào sữa công thức.
Chị Phan Thị Minh (Phường 8- TP Vĩnh Long) và mẹ từng giận nhau về chuyện sữa mẹ. Từ lúc mang thai, chị Minh được tư vấn kỹ về sữa mẹ và chị tin rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Do chị sinh sớm 5 tuần so ngày dự sinh, nên bé yếu ớt và phải nằm phòng riêng ở Bệnh viện Nhi đồng.
Chị nói: “7 ngày đó, tôi kiên nhẫn kích hút sữa gởi vào cho con vì tôi biết con mình sinh non rất cần bú sữa mẹ”. Tuy nhiên, bé trai con chị về nhà thì chậm lớn hơn so với các bé khác, mỗi tháng chỉ tăng 200- 300g nên mẹ chị và mẹ chồng khuyên chị cho bé bú sữa công thức và giảm dần sữa mẹ.
Chị Minh bức xúc: “Nhiều khi giải thích mẹ không hiểu, tôi tức đến phát khóc”. Rồi ngay cả chồng chị cũng về phe mẹ mỗi khi nhắc đến chuyện sữa của con. “Có những lúc tôi stress đến gần như trầm cảm khi ai nhắc đến vấn đề này”- chị Minh nói.
Chị càng lo lắng thì sữa càng ít và chị cũng hiểu rằng chất lượng sữa sẽ không tốt khi mẹ căng thẳng. Chị học cách bỏ qua mọi chuyện với suy nghĩ “kệ ai nói gì, mẹ biết cái gì tốt nhất cho con mà”.
Chị Trần Thị Thanh Phương (xã Thanh Đức- Long Hồ) tâm sự: Bé Nhím 8 tháng, chỉ roi roi nên vợ chồng chị khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Chồng chị lo lắng hỏi có phải sữa mẹ không mát nên con bú mẹ hoàn toàn lên cân chậm, cần bổ sung sữa ngoài không thì được bác sĩ tư vấn rất cặn kẽ lợi ích của việc trẻ được bú sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của WHO, muốn nuôi con bằng sữa mẹ thành công thì chúng ta phải hiểu sự phát triển của trẻ, vấn đề áp lực ở đây chính là việc chúng ta hiểu sai sự phát triển của trẻ.
Có thể bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ nhỏ hơn, gầy hơn những bé ăn bổ sung sữa công thức, nhưng bé lại có cơ thể cân đối, có phát triển vận động và nhận thức tốt hơn.
Đây là điều rất quan trọng. Song, do thiếu hiểu biết về những kiến thức đó và quá coi trọng cân nặng nên đã mắc sai lầm. Khi bổ sung các loại sữa công thức khác, thông thường chúng ta sẽ nhìn thấy sự phát triển về cân nặng của trẻ.
Nhiều người nhầm tưởng như vậy là trẻ phát triển, nhưng đó lại là sai lầm, vì sữa công thức hay các thực phẩm bổ sung chỉ làm cho trẻ tăng cân, còn các chỉ số khác không thể phát triển bằng sữa mẹ”.
Duy trì sữa mẹ khi làm việc
Chị Nguyễn Ngọc Hân (Phường 5- TP Vĩnh Long) có 2 con. “Anh Hai Bi” 3 tuổi chỉ bú mẹ 6 tháng, sau đó chuyển sang sữa công thức để tiện việc mẹ đi làm nên có sức đề kháng không tốt. Được các “mẹ bỉm sữa” trong cơ quan động viên, chia sẻ kinh nghiệm hút, trữ sữa cho con nên với bé Bo 10 tháng tuổi chị vẫn đủ sữa mẹ cho con.
Chị khoe: “Ngày tôi hút 4 cữ sữa. Cứ đúng bon cữ 6 giờ- 12 giờ- 6 giờ và trước 11 giờ dậy hút sữa cho con.
Đi làm, ngoài việc cho con ăn giặm chỉ huy, tới giờ bú là bà ngoại lấy sữa để trong ngăn mát tủ lạnh ra hâm sữa ấm cho con ti. Nhờ sữa mẹ mà chị vừa tiết kiệm tiền mua sữa bột, vừa giảm chi phí, khám, chữa bệnh cho con.
Bé Bo ít bệnh lặt vặt như anh Hai hồi đó”. Chị Hân cười khoe: “Không những sữa cho bé Bo mà anh Hai Bi còn được ké ngày 1 bình sữa mẹ nữa đó. Sữa mẹ để lạnh ngọt thanh, bé Bi uống ừng ực khen ngon. Chị hạnh phúc lắm!”
Chị Đặng Quỳnh Như (Phường 4- TP Vĩnh Long) cho biết: “Mấy chị em trong cơ quan tôi còn san sẻ sữa cho những mẹ ít sữa nữa. Động viên nhau cố gắng duy trì sữa mẹ cho các con có đề kháng tốt. Điều đầu tiên mình làm được cho con bây giờ là cho con nguồn sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để phòng bệnh cả cuộc đời cho con”.
Do đó, để trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, duy trì cho con bú sữa mẹ tối thiểu đến 24 tháng giúp trẻ được phát triển toàn diện, các bà mẹ rất cần được động viên, khuyến khích, hỗ trợ để duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ...
|
Theo ThS. Lê Nhất Phương Hồng- chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Sữa mẹ quốc tế:
Trong 6 tháng đầu đời, kể cả là sau 6 tháng, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết để giúp con phát triển cả về thể lực và trí lực, nên các bà mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ tối thiểu đến 24 tháng.
Tất nhiên, sau 6 tháng các bà mẹ có thể cho con ăn giặm bằng các loại thức ăn tự nhiên được dùng trong gia đình hàng ngày như các loại rau, củ quả… đã được nấu mềm.
Nếu sau 6 tháng thay thế sữa mẹ hoàn toàn bằng sữa công thức, thì đó là sự thay thế toàn diện bằng một loại thực phẩm bổ sung chứ không thúc đẩy sự phát triển được như sữa mẹ.
Việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ giảm được một số bệnh mãn tính, ung thư và giúp trẻ phát triển toàn diện từ cơ thế đến trí tuệ. Thực tế qua các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã chứng minh tỷ lệ trẻ từ 0-5 tuổi sống sót nhờ bú sữa mẹ cao hơn gấp nhiều lần so với nhóm trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. |
- Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Theo ThS. Lê Nhất Phương Hồng- chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Sữa mẹ quốc tế: Trong 6 tháng đầu đời, kể cả là sau 6 tháng, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết để giúp con phát triển cả về thể lực và trí lực, nên các bà mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ tối thiểu đến 24 tháng. Tất nhiên, sau 6 tháng các bà mẹ có thể cho con ăn giặm bằng các loại thức ăn tự nhiên được dùng trong gia đình hàng ngày như các loại rau, củ quả… đã được nấu mềm.
Nếu sau 6 tháng thay thế sữa mẹ hoàn toàn bằng sữa công thức, thì đó là sự thay thế toàn diện bằng một loại thực phẩm bổ sung chứ không thúc đẩy sự phát triển được như sữa mẹ. Việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ giảm được một số bệnh mãn tính, ung thư và giúp trẻ phát triển toàn diện từ cơ thế đến trí tuệ. Thực tế qua các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã chứng minh tỷ lệ trẻ từ 0-5 tuổi sống sót nhờ bú sữa mẹ cao hơn gấp nhiều lần so với nhóm trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin