Không phải tất cả các bệnh nhân đột quỵ đều có thể dùng an cung. Nếu bệnh nhân bị vỡ mạch máu não mà uống vào sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Không phải tất cả các bệnh nhân đột quỵ đều có thể dùng an cung. Nếu bệnh nhân bị vỡ mạch máu não mà uống vào sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Hiện nay, người dân thường mách nhau bị tai biến mạch máu não cứ dùng an cung. Cũng có người lạm dụng nói rằng mỗi ngày uống 1 viên hoặc 1 tuần uống 1 viên để phòng đột quỵ.
Ảnh minh họa |
BS Nghiêm Hữu Thành – nguyên Giám đốc Bệnh viện châm cứu Trung ương cho rằng: “Đây là những quan điểm không đúng. Nhưng trong dân gian họ cứ mách nhau. Thầy thuốc đông y thì không cập nhật, tây y thì chỉ định không rõ ràng cho nên người dân sử dụng theo hội chứng đám đông”.
Cũng theo BS Đông y Nghiêm Hữu Thành, viên An cung ngưu hoàng hoàn đã được Đông y Trung Quốc kế thừa những bài thuốc cổ truyền Trung Hoa và nó có giá trị hành khí hoạt huyết và thông mạch.
Chính vì thế, An cung tốt cho trường hợp thiếu máu não hay nhồi máu não, tắc mạch. Dùng an cung cũng có thể coi là một phương pháp hỗ trợ, chứ không khẳng định an cung có giá trị điều trị.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học chính thống nào để đánh giá giá trị của an cung so với những phương pháp điều trị của Tây y, nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng nó như một loại thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị, chứ không thể nói an cung chữa được liệt, đột quỵ.
Trong chỉ định, an cung có tác dụng là hành khí, hoạt huyết, thông tinh lạc, hỗ trợ cho những trường hợp thiếu máu não, nhồi máu não, co thắt mạch não (do lạnh, do stress).
Đặc biệt, ông Nghiêm Hữu Thành lưu ý, an cung không có giá trị trong trường hợp chảy máu não. Nếu chảy máu não thì chống chỉ định vì dựa theo cơ chế của nó là “hành khí hoạt huyết, thông tinh hoạt lạc”. Bệnh nhân chảy máu não mà dùng an cung thì sẽ làm cho bệnh nặng lên (chống chỉ định).
“Nên dùng an cung như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị và có chỉ định rõ ràng. Trước khi quyết định dùng an cung thì cần phải có cộng hưởng từ hạt nhân để chẩn đoán xem nó là nhồi máu hay chảy máu não. Khi đó, bác sĩ mới đưa ra lời khuyên chính xác./.
Theo Vũ Hạnh/VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin