Đây là câu hỏi khó của toàn ngành trên cả nước, đặc biệt khu vực nông thôn, "vùng trũng" y tế như ĐBSCL; tỉnh Vĩnh Long đã đối diện với vấn đề này qua nhiều năm và mức độ "gồng gánh" căng thẳng ngày càng cao khi xuất hiện thêm vấn đề "chảy máu" nguồn nhân lực giỏi, có kinh nghiệm lâu năm.
Đây là câu hỏi khó của toàn ngành trên cả nước, đặc biệt khu vực nông thôn, “vùng trũng” y tế như ĐBSCL; tỉnh Vĩnh Long đã đối diện với vấn đề này qua nhiều năm và mức độ “gồng gánh” căng thẳng ngày càng cao khi xuất hiện thêm vấn đề “chảy máu” nguồn nhân lực giỏi, có kinh nghiệm lâu năm.
Bộ Y tế đã đề ra 5 giải pháp cơ bản gấp rút thực hiện về xây dựng chính sách, cần đặc biệt quan tâm tăng cường tuyển dụng và đãi ngộ cho đội ngũ khám chữa bệnh tại khu vực nông thôn, địa bàn khó khăn. Vĩnh Long đã và đang có những đối sách gì để ứng phó với tình hình trước mắt và lâu dài?
Giải pháp từ tuyến cơ sở
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ, nhân viên ngành y tế. |
Nguồn nhân lực ngành y tế Vĩnh Long vốn đã khó càng chồng thêm khó; bởi qua nhiều năm khi loay hoay giải quyết vấn đề thu hút người về chưa hiệu quả, thì phải đối mặt với vần đề “đau đầu” hơn là ổn định tư tưởng, giữ chân đội ngũ giỏi, cốt cán có kinh nghiệm lâu năm.
Nhiều bác sĩ chân tình chia sẻ: Trong cơ chế thị trường đương nhiên sẽ có sự so sánh và tự điều tiết như “dòng chảy” tự nhiên, những người giỏi bao giờ cũng muốn tìm cơ hội ở những thành phố lớn, những trung tâm kinh tế phát triển mạnh, để có thể phát huy năng lực và vấn đề thu nhập cá nhân.
Ngoài các giải pháp mang tính bao quát, dài hơi, tại chính những cơ sở y tế cũng đã và đang có những giải pháp “tự bơi”, “tự co kéo” công việc và con người, nhằm góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc nguồn nhân lực y tế tại đơn vị; đồng thời là những đãi ngộ về tinh thần như khen thưởng, phân công đúng sở trường, tạo cơ hội học tập, thăng tiến... Trong đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Bình đang thực hiện khá tốt điều này.
Cô Nguyễn Thị Bé Ba (xã Mỹ Thạnh Trung- Tam Bình) nằm bó bột một tay và một chân, do tai nạn giao thông. Thường với ca như thế này phải chuyển lên tuyến trên, nay ở bệnh viện huyện xử trí được. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn và nay mai xuất viện.
Anh Kim Quang Minh (xã Loan Mỹ- Tam Bình) đang được theo dõi hậu phẫu viêm ruột thừa mưng mủ. Trường hợp này cũng được phẫu thuật điều trị với trang thiết bị y tế và con người ở tuyến huyện đảm trách.
Có thể thấy, hiện nhiều kỹ thuật y tế cao, vượt tuyến đã và đang được triển khai thực hiện ở bệnh viện tuyến huyện, trong khi trước đây phải chuyển lên tuyến điều trị cao hơn.
Đó là bước đi tích cực về con người và trang bị y tế đã được đầu tư, chuyển giao, tiếp nhận từ tuyến trên và từ nỗ lực của y tế tuyến dưới.
Đây chưa phải là hình mẫu chung, nhưng nhiều năm qua Tam Bình đã có thể tự giải quyết được phần nào khó khăn, đồng thời trong hoàn cảnh thiếu người triền miên nhưng vẫn sẵn sàng chung vai san sẻ cho nhau, tạo điều kiện cho nhiều đồng nghiệp được tu nghiệp, đào tạo sâu ở bậc cao hơn thậm chí tu nghiệp ở nước ngoài.
Xây dựng uy tín tạo niềm tin thu hút nhiều bệnh nhân, cũng là giải pháp “kép” thu hút người mới và giữ chân người cũ ở bệnh viện tuyến cơ sở.
Cần chính sách, cơ chế thu hút mạnh mẽ
Bác sĩ Bùi Thanh Tùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tam Bình cho rằng, ngoài chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế thì tỉnh, ngành có thể có thêm chính sách giữ chân bác sĩ.
Bác sĩ Kim Thị Sa Phe thăm khám cho bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa. |
Ngoài khoản chi hỗ trợ khi bác sĩ về tỉnh, thì cũng cần có chế độ để giữ chân họ, rồi có thể có cơ chế chính sách hỗ trợ bác sĩ đào tạo sau đại học, còn bác sĩ mới về thì lương và chế độ đi kèm thấp...
Theo bác sĩ Bùi Thanh Tùng, trong điều kiện thu nhập còn thấp, thì việc tạo động lực cho đội ngũ bác sĩ có thêm niềm vui, phấn khởi cống hiến, lãnh đạo biết nhìn nhận và phân công đúng nghiệp vụ, sở trường, đồng thời luôn có sự động viên, khen thưởng kịp thời, đó là một trong những giải pháp trước mắt giải quyết tạm thời trong việc giữ chân đội ngũ bác sĩ giỏi.
Trong một số kinh nghiệm rút ra sau 3 năm bệnh viện đi vào hoạt động, bác sĩ Đoàn Văn Hùng- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Vĩnh Long, cho rằng: “Chủ động đưa cán bộ đi đào tạo để có kiến thức chuyên sâu để lĩnh hội được các tính năng trang thiết bị y tế hiện đại đã được đầu tư cho bệnh viện”.
Cơ sở y tế này hiện vừa được hỗ trợ đầu tư 50 máy chạy thận nhân tạo, nâng lên 70 máy, nên con người dành cho chuyên môn này là cấp thiết.
Bác sĩ Đoàn Văn Hùng cho biết, ban giám đốc bệnh viện luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bác sĩ và điều dưỡng được học tập để nâng cao chuyên môn, trình độ ở những bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh.
Nên không phải ngẫu nhiên, là cơ sở mới nhưng đến nay 95% trang thiết bị y tế bệnh viện đã được khai thác sử dụng hiệu quả.
Nhìn nhận làm bệnh viện vệ tinh cho 4 bệnh viện trung ương và tuyến cuối ở TP Hồ Chí Minh là “cơ hội” và một trong các giải pháp phát triển, nâng cao nghiệp vụ đội ngũ y tế, tạo dựng niềm tin, thương hiệu cho bệnh viện, mở ra kỳ vọng khi các kỹ thuật cao này triển khai tại đơn vị “sẽ giúp tạo điều kiện giữ chân anh em ở mức độ nào đó để phục vụ chuyên môn”.
“Đó sẽ là một cơ hội lớn”- lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, dù triển khai bệnh viện vệ tinh, mỗi lần đưa bác sĩ đi đào tạo tuyến trên thì sẽ hụt cục bộ 8- 10 bác sĩ và đội ngũ đi kèm.
Về dự thảo đề án nguồn nhân lực giai đoạn tới đây, đang tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện trình lãnh đạo tỉnh, nhưng theo một số cán bộ quản lý bệnh viện thì kỳ vọng cũng ở mức độ nào đó.
Về con người, có thể giải quyết về số lượng hay một số vị trí tại các cơ sở y tế, còn quan trọng vẫn ở cơ sở y tế vận động nội lực hay tự co kéo mình để giải quyết vấn đề nhân lực đặt ra lâu nay...
Do đó, vượt ra khỏi nội lực của ngành y tế, việc giải quyết vấn đề khó khăn đặt ra rất cần những cơ chế, chính sách đủ mạnh từ phía địa phương, tạo nên những ưu đãi, cơ hội tương xứng và cần nhìn nhận đội ngũ y tế, những bác sĩ giỏi là một nguồn lực đặc biệt của địa phương.
Trong bối cảnh tuyển dụng, thu hút bác sĩ khó khăn, còn một số anh em có tay nghề lâu năm lại “có tư tưởng ra các cơ sở y tế tư làm việc”, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoatỉnh Vĩnh Long Văn Công Minh cho rằng, hướng tới sẽ còn khó khăn hơn: “Về nguồn nhân lực, bệnh viện tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp. Các cơ sở y tế công cần phải tạo điều kiện tốt hơn, như nâng thu nhập để anh em yên tâm làm việc”. |
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG- MINH THÁI
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin