Luôn đưa nạn nhân đến bệnh viện nhanh nhất, nhưng nếu phải mất thời gian có một số biện pháp dân gian để giảm thiểu ảnh hưởng của nọc độc rắn.
Luôn đưa nạn nhân đến bệnh viện nhanh nhất, nhưng nếu phải mất thời gian có một số biện pháp dân gian để giảm thiểu ảnh hưởng của nọc độc rắn.
Than hoạt tính |
Đắp than hoạt tính (ẩm) trên vùng bị rắn cắn. Những bước này cần được thực hiện ngay sau khi bị cắn. Than hoạt tính thường được sử dụng để điều trị ngộ độc và dùng thuốc quá liều. Phương pháp này giúp cho sơ cứu, bảo vệ các tế bào máu bằng cách hấp thụ chất độc.
Cúc vạn thọ |
Hoa cúc vạn thọ có chứa chất chống oxy hóa được biết đến dưới dạng flavonoid. Nó có thể làm giảm kích ứng và giúp phục hồi nhanh chóng
Cây Mongoose |
Cây Mongoose được trồng ở miền Nam Ấn Độ. Loại thảo mộc này được sử dụng để điều trị cắn rắn. Chúng được coi là thuốc giải độc, chứa các hóa chất vô hiệu hóa nọc độc rắn.
Dầu của Oregano |
Rửa da ngay sau khi cắn rắn. Bôi dầu này vào vùng cắn rắn. Nó giúp cho việc ngăn nọc độc và khử trùng vết thương.
Lá cà ri |
Ở một số nơi, món súp được chế biến từ lá cà ri được sử dụng để điều trị rắn cắn. Món ăn này được cho là loại bỏ nọc độc.
Tinh dầu hoa oải hương |
Tinh dầu này là một chất khử trùng. Nó có thể tạm thời giúp ngăn chặn chất độc lan nhanh trong cơ thể cho đến khi người đó được đưa đến bệnh viện và được trợ giúp y tế.
Đất sét bentonite |
Trộn bột echinacea và đất sét bentonite vào nước sau đó đắp lên vết rắn cắn. Đất sét Bentonite làm tốt việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Đất sét này cũng có thể được uống trực tiếp nhưng bạn cần phải uống nhiều nước để rửa sạch nó.
Theo Hải Yến(VOV.VN/Boldsky)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin