Điều dưỡng chăm sóc người bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe là một trong các vị trí, nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 1 bác sĩ/3,5 điều dưỡng, hộ sinh là tỷ lệ tối thiểu cần cho hoạt động chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ 1/1,9 và thấp nhất ở Đông Nam Á, so Philippines là 1/5, Thái Lan là 1/7 và Indonesia là 1/8. Nước ta hiện có khoảng 120.000 điều dưỡng và mỗi năm đào tạo thêm 40.000 người. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam cần 220.000 điều dưỡng viên. Tăng cường nhân lực đội ngũ, nâng cao năng lực để hội nhập là 2 khó khăn chính đặt ra cho ngành điều dưỡng nước ta trong những năm tới. |
Điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện còn ít- theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới- nên nhiệm vụ của họ đối với người bệnh thường xuyên nặng nề, vất vả hơn.
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, tính đến nay, nước ta đang có 120.000 điều dưỡng. Kế hoạch phát triển ngành điều dưỡng đặt ra đến năm 2020, cả nước có 220.000 điều dưỡng.
Hiện mỗi năm các cơ sở y tế đào tạo được 40.000 điều dưỡng, bổ sung vào lực lượng hiện có để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Về chăm sóc toàn diện người bệnh, đó là theo dõi, chăm sóc, điều trị của bác sĩ và điều dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của người bệnh về thân thể lẫn tinh thần trong thời gian điều trị.
Mỗi người bệnh phải được 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng chịu trách nhiệm cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.
Theo cử nhân điều dưỡng Trần Thị Kim Phượng, qua khảo sát các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cho thấy có 39 hoạt động của đội ngũ này được thực hiện đối với người bệnh (26 hoạt động trực tiếp, còn lại 13 gián tiếp).
Thời gian trung bình chăm sóc 1 người bệnh cấp I là 12,6 giờ.
Qua khảo sát 107 người bệnh được chăm sóc cấp I bởi đội ngũ điều dưỡng tại khoa đã nêu, cho thấy điều dưỡng trực tiếp chăm sóc cho người bệnh chiếm 77,23% với 26 hoạt động (thay băng, tiêm chích, hút đàm, vệ sinh, dinh dưỡng, hỗ trợ bệnh nhân xoay trở...), còn lại chăm sóc gián tiếp với 13 hoạt động (ghi bệnh án, thanh toán viện phí...).
Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và cần phải có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện của điều dưỡng viên và hộ sinh viên.
Tính trung bình hơn 1 năm tại Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc có hơn 600 người bệnh nhập viện, bình quân 13 người bệnh cần chăm sóc cấp I mỗi ngày.
Trung bình điều dưỡng chăm sóc 1 người bệnh tại đây trong 24 giờ như vậy chiếm 12,6 giờ, trong đó chăm sóc trực tiếp là 9,73 giờ, chăm sóc gián tiếp là 2,87 giờ.
Theo cử nhân điều dưỡng Trần Thị Pha thuộc nhóm nghiên cứu chăm sóc người bệnh của đội ngũ điều dưỡng tại khoa trên, một ca trực 4 điều dưỡng trung bình chăm sóc 8 người bệnh cần chăm sóc cấp I. Tuy nhiên thực tế họ phải chăm sóc cho 13 người bệnh trong vòng 24 giờ.
Nên khối lượng công việc của điều dưỡng là rất vất vả, do đó, đôi khi họ thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
Từ nhiệm vụ chuyên môn và đặc thù các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, nhiều cử nhân điều dưỡng kiến nghị: lực lượng điều dưỡng cần tăng cường thực hiện nhiệm vụ mang tính chủ động như giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn tỉnh, cho thân nhân người bệnh biết cách chăm sóc người bệnh khi chuyển khoa, giúp họ nhanh phục hồi và hạn chế tai biến; các cơ sở y tế cần tăng cường đủ điều dưỡng và có chuyên môn để họ có thời gian thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị bệnh nhân.
Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ ở nước ta rất thấp, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh và tuyên truyền giáo dục sức khỏe rất lớn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 1 bác sĩ/3,5 điều dưỡng, hộ sinh là tỷ lệ tối thiểu cần cho hoạt động chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ 1/1,9 và thấp nhất ở Đông Nam Á, so Philippines là 1/5, Thái Lan là 1/7 và Indonesia là 1/8. Nước ta hiện có khoảng 120.000 điều dưỡng và mỗi năm đào tạo thêm 40.000 người. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam cần 220.000 điều dưỡng viên. Tăng cường nhân lực đội ngũ, nâng cao năng lực để hội nhập là 2 khó khăn chính đặt ra cho ngành điều dưỡng nước ta trong những năm tới. |
Bài, ảnh: TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin