Đến 14 giờ ngày 6/7/2016, sau 20 giờ từ khi chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long với tình trạng "sốc phản vệ do bị ong đốt", bệnh nhân Phan Thị B.L. (18 tuổi, xã Hòa Lộc, Tam Bình) được tiên lượng đã khá hơn.
Đến 14 giờ ngày 6/7/2016, sau 20 giờ từ khi chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long với tình trạng “sốc phản vệ do bị ong đốt”, bệnh nhân Phan Thị B.L. (18 tuổi, xã Hòa Lộc, Tam Bình) được tiên lượng đã khá hơn.
B.L. hiện đã không còn thở máy, tuy nhiên, nhịp tim đập nhanh và đang được theo dõi điều trị tích cực. |
Bác sĩ Hồ Bích Thủy- Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc tại bệnh viện cho hay, chẩn đoán mới nhất của bác sĩ là phù phổi cấp, sốc phản vệ do ong đốt.
Hiện tại bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo phác đồ, theo dõi sát hô hấp, huyết áp, tình trạng nước tiểu, truyền dịch, vận mạch bằng 2 loại thuốc vận mạch, dùng kháng sinh, kháng dị ứng,...
Trước đó, chiều tối ngày 5/7, B.L. được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Bình vào bệnh viện tỉnh với tình trạng: tím các đầu chi, hồng ban sưng đỏ khắp người, mạch khó bắt, huyết áp 60/10. Chẩn đoán của bác sĩ với bệnh nhân: sốc phản vệ do bị ong đốt.
Theo bác sĩ Hồ Bích Thủy, đáng nói là B.L. bị ong đốt (dân gian thường gọi là ong bần) khi trèo hái cóc trái ở vườn nhà; chỉ một con ong và đốt chỉ một mũi bên mắt trái.
“Bệnh nhân phản ứng quá nhanh, quá mạnh với sốc, nên chỉ với một mũi ong đốt là phản ứng tức thì. Bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm, đặc biệt là tiền sử bị dị ứng thức ăn”.
B.L. vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia xong. Đây là tình huống tai nạn thương tích hy hữu, nhưng thật may cho em là không phải lỡ việc thi cử.
Tin, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin