Lá ngò gai hay còn gọi là mùi tàu loại cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ.
Lá ngò gai hay còn gọi là mùi tàu loại cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ.
Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán. Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu, không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Hãy cùng khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ lá ngò gai nhé.
Theo Đông y, ngò gai có vị cay hơi đắng, thơm hắc, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau, có tác dụng thông khí, khử thấp nhiệt, thanh độc, kích thích tiêu hóa, tiệm tỳ. Ngò gai chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin…, thường có mặt trong các bài thuốc trị cảm mạo, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột đi kiết. Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm…, được dùng tươi hay khô.
1. Trị hôi miệng: Lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
2. Trị chứng đầy hơi: Rửa sạch 50 g rau ngò gai, thái dài khoảng 3 – 4 cm; gừng tươi đập dập; sắc với 400 ml nước, đến khi còn 200 ml thì đổ ra uống, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng.
3. Loại bỏ hiện tượng ăn không tiêu, ăn mất ngon: Uống 15 g nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với cam thảo nam để giúp dễ tiêu.
4. Trị cảm cúm: Lấy 40 g ngò gai, 10 g gừng tươi, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20 g; thái nhỏ các loại, gừng đập dập, sắc với 400 ml nước, đến khi còn 100 ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.
5. Chữa cảm mạo: Sắc 10 g ngò gai khô, 6 g cam thảo đất với 300 ml nước; đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
6. Chữa sốt nhẹ: Thái nhỏ 30 g ngò gai, 50 g thịt bò, cộng thêm vài lát gừng tươi, nấu chín với 600 ml nước, ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu, rồi đắp chăn kín, cho ra mồ hôi, nhiệt độ sẽ hạ xuống.
7. Trị kiết lỵ: Lấy một nắm hạt ngò gai, sao vàng, tán nhỏ, pha 7 – 8 g mỗi lần chiêu với nước ấm, ngày uống 2 lần. Nếu đi ra máu thì uống kết hợp với nước đường.
8. Trị đau bụng, tiêu chảy: Lấy 20 g rau mùi tươi, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12 g, sắc với nước, uống trong ngày.
9. Điều trị bệnh sởi: Với những trẻ còn nhỏ bị lên sởi, nhưng các nốt sởi không mọc đều thì lấy ngò gai tươi giã nát, sao nóng, gói vào miếng vải mềm, chà xát khắp cơ thể trẻ. Nếu trẻ lớn hơn, thì nấu nước rau ngò gai cho trẻ uống (dùng khi nước còn ấm), sau đó đắp chăn kín như xông hơi cho ra mồ hôi, các nốt sởi sẽ mọc nhanh và mau khỏi hơn.
10. Trị chứng đái dầm: Lấy ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20 g, cùng với 10 g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống sau bữa ăn chiều. Dùng khoảng 3 – 4 lần bệnh sẽ thuyên giảm.
11. Trị niêm mạc lưỡi: Rửa sạch và ngâm rau ngò gai, rau húng chanh với nước muối pha loãng, nhai kỹ, nuốt lấy nước, dần dần vết loét sẽ biến mất.
12. Dùng khi bị chấn thương: Lấy ngò gai tươi giã nát, đắp vào chỗ bị tổn thương, sau vài ngày sẽ bớt sưng tấy.
Theo Phununews.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin