Cúm, tiêu chảy áp đảo

02:05, 27/05/2016

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến từ tháng 5- 8 hàng năm trung bình ở giai đoạn 2011- 2015, bệnh cúm chiếm nhiều nhất, kế đến là tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết,...

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến từ tháng 5- 8 hàng năm trung bình ở giai đoạn 2011- 2015, bệnh cúm chiếm nhiều nhất, kế đến là tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết,...

Khám tầm soát đau mắt đỏ. Bệnh do Adenovirus (còn gọi là đau mắt đỏ) cũng là một trong 10 bệnh hay gặp từ tháng 5-8.
Khám tầm soát đau mắt đỏ. Bệnh do Adenovirus (còn gọi là đau mắt đỏ) cũng là một trong 10 bệnh hay gặp từ tháng 5-8.

Trong số đó, có 2 bệnh khá lành là cúm, tiêu chảy. Tại miền Bắc, miền Nam, số mắc áp đảo so khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Theo thống kê 4 tháng, trong 399.387 ca cúm cả nước, miền Bắc chiếm 258.492 ca, miền Nam có 64.727 ca; tiêu chảy miền Bắc ghi nhận 128.866 ca và miền Nam có 51.490 ca trong tổng số 224.691 ca bệnh trên cả nước.

Tháng 1 năm nay, tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 213 ca tiêu chảy, trong đó 107 ca ở huyện Vũng Liêm. Ở tháng 2, có 244 ca, tháng 3 có 320 ca, tháng 4 là 310 ca. Theo báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng tháng, địa bàn Vũng Liêm có số ca bệnh tiêu chảy chiếm nhiều hơn các huyện còn lại trong thời điểm trên. Với cúm, lần lượt 4 tháng qua ít và xu hướng giảm, ngành y tế ghi nhận là: 64, 5, 10 và 0.

Bác sĩ Trung tâm Y tế dự phòng Vĩnh Long thuộc Sở Y tế cho biết, 2 bệnh truyền nhiễm này là lành, khả năng mắc và tự hết sau một thời gian ngắn hoặc điều trị thông thường. Nguyên nhân mắc bệnh do nhiều người mẫn cảm với thay đổi thời tiết và qua ăn uống hàng ngày.

Tuy vậy, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết lại là các bệnh truyền nhiễm khá phức tạp. Cũng có nguy cơ tử vong, một khi phát hiện bệnh trễ, điều trị không kịp thời và bệnh trở nặng. Năm nay, số ca sốt xuất huyết tại tỉnh Vĩnh Long đến thời điểm này tăng rất cao so mọi năm, trong khi bệnh tay chân miệng số mắc giảm khá.

Thống kê từ 15/4-15/5, số mắc sốt xuất huyết cả tỉnh là 80 ca, tăng 67 ca (515%) so cùng kỳ 2015. Cộng dồn đến thời điểm trên, đã có 450 bệnh, tăng 270 ca (150%) so với cùng kỳ. Bệnh tay chân miệng so trong tháng giảm, nhưng tổng số mắc so cùng kỳ năm tăng nhẹ.

TS. Trương Đình Bắc- Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, mùa hè là điều kiện rất thuận lợi để phát sinh phát triển các loại dịch bệnh, trong đó điển hình là sốt xuất huyết, tay chân miệng. Số liệu của cơ quan này, trong 25.714 ca sốt xuất huyết ghi nhận được ở thời điểm trên thì phía Nam chiếm tới 20.755 ca bệnh. Còn tay chân miệng, trong 39.708 ca bệnh, miền Nam áp đáp với 24.920 ca so các vùng miền còn lại.

Phòng các bệnh truyền nhiễm này, TS Trương Đình Bắc cho hay giải pháp đơn giản mà hiệu quả nhất là tuyên truyền: “Cần phối hợp tuyên truyền thật tốt đến người dân về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Dù trong bất kỳ tình huống nào của phòng chống dịch bệnh, cũng không để cho người dân hoang mang”.

Theo TS Trương Đình Bắc, nếu các cơ quan chính quyền địa phương không vào cuộc, người dân không hiểu biết hết để đề cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng, thì “rất khó để phòng chống bất cứ một dịch bệnh nào”.

Đồng thời nêu thực tế, có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện từ một cái lọ bỏ không treo ở đâu đó quanh nhà, hay các công trường xây dựng, khu lều trại, nhà ở cho người lao động,... cũng là nơi bắt nguồn cho các ổ dịch bệnh do muỗi gây ra.

Khuyến cáo chung phòng các bệnh mùa hè, Cục Y tế dự phòng đưa ra 8 nội dung: không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không nên bật quạt mạnh thổi gió trực tiếp vào người; thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin; vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa ráy bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;

vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; lau sạch các đồ dùng vật dụng tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày; dùng nhà tiêu hợp vệ sinh; loại bỏ vật dụng phế thải, diệt lăng quăng bọ gậy để hạn chế lăng quăng, muỗi,...

Với trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng thì phụ huynh nên đưa đi tiêm ngừa đầy đủ trong chương trình tiêm chủng mở rộng, không đợi vắc xin dịch vụ. Khi có bất cứ biểu hiện của các bệnh truyền nhiễm trên, cần đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.

 

Trong khi miền Bắc chiếm áp đảo với số ca bệnh cúm, tiêu chảy, thì miền Nam lại chiếm đa số ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng so các vùng miền còn lại.

 

 

Bài, ảnh: MINH THÁI

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh